Một số tri thức liên quan vẫn còn được ứng dụng [36], tuy không nhiều do môi trường đã thay đổi.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 85 - 86)

2 Quan niệm về cách ăn mặc đẹp, nhất là vào dịp lễ, được thể hiện nhất quán trong h’mon: đó là kết hợp nhiều màu sắc vàphụ kiện. Ví dụ, trong Giông ngủ ở nhà rông của làng bỏ hoang, người ta quấn khăn bằng nhiều màu sắc vàphụ kiện. Ví dụ, trong Giông ngủ ở nhà rông của làng bỏ hoang, người ta quấn khăn bằng “vải lụa mỏng”, đeo “chuỗi cườm ngọc”, mặc áo “có nút mạ vàng từ cổ tới ngực”, đóng khố “viền chỉ hồng chỉ đỏ”…; trong Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có, người ta mặc “áo có hoa đỏ hoa vàng”, cột quanh lưng “những cái chuông nhỏ xíu, dày khít”, đeo “vòng vàng”, mang “khố thêu”…; trong Giông đạp đổ núi đá cao ngất, người ta chít “khăn đỏ”, đeo chuỗi hạt “bằng vàng, bằng bạc”, quấn khố “đính hột cườm và có tua màu đỏ”…; còn trong Giông dẫn các cô gái đi xúc cá, người ta quấn trên đầu “vải lụa đen”, mặc “áo dài có nút to”, đeo “chuỗi hạt lớn bằng vàng”, chân mang “chuông đồng”…

21]). Thứ hai, trang phục phải phù hợp với bối cảnh, nhất là khi trang phục đó được sử dụng trong các sinh hoạt cộng đồng. Nếu trong lao động, người ta có thể ăn mặc giản đơn, cốt sao thuận tiện, thì trong các sự kiện có ý nghĩa, trang

phục được lựa chọn nhất thiết phải đảm bảo tính trang trọng. Khi tiếp đón các chàng trai tứ xứ đến đua tài (để cầu hôn), nữ nhân vật chính của Giông làm nhà mồ xuất hiện phù hợp trong một bộ cánh trau chuốt với “váy Lào” sặc sỡ

bảy lớp vải, “chiếc áo sọc ngang ở ngực”, “chuỗi cườm bằng vàng, chuỗi cườm bằng đồng” đeo ở cổ và “chiếc hla du rang” (dù) cầm ở tay…, còn Giông, chàng trai trẻ tuổi ăn vận cầu kì nhưng rất thỏa đáng trước khi lên đường tìm ý trung nhân: “Khố xar xut but yam quấn tám vòng, lấy áo đen mặc bên trong, áo dăm mặc bên ngoài, áo vàng sát da, chít khăn đỏ lên đầu, một bộ lục lạc đeo dưới cổ chân…” (Giông đi tìm vợ) và trước khi - đáp ứng lòng mong đợi của dân vùng đầu nguồn và cuối nguồn - lên đường cứu một người đẹp bị quái vật bắt cóc: “Giông lấy ra chiếc khố có đính hạt cườm đẹp nhất quấn tám vòng, mặc chiếc áo trắng để lót bên trong, áo đen bên ngoài, rồi đeo chiếc vòng đồng lên cổ” (Giông cứu nàng Rang Hu)1... Ăn mặc cẩu thả, kì quặc hay gây phản cảm là điều bị chê trách. Kiểu phục sức của Glaih Phang với chuỗi vòng cổ “vằn vện đen trắng như con rắn”, chiếc khố “giữa lưng buộc một chùm to đùng bằng bắp chân” (Giông cưới nàng khỉ), hay của Kong Châng với chuỗi dây tơng hrơl “trông có vẻ dễ sợ” và chiếc khố “chia bụng làm hai to bằng cái thúng” (Bia Phu bỏ Giông), hay tệ hơn, của Jrai và Lao với hai cái khố cột chung lại với nhau thành chùm (Giông làm nhà mồ), thuộc loại này. Thứ ba, trang phục phải phù hợp với độ tuổi. Không có gì lạ khi hình ảnh Tre\ng Pơ La, một gã trai quá lứa, được khắc họa với sự phê phán hàm ẩn: “Hắn ăn vận màu mè, đầu quấn vải đỏ, thân đóng chiếc khố cũng màu đỏ rực” (Giông dẫn các cô gái đi xúc cá). Và cuối cùng, trang phục phải phù hợp với địa vị. Các già làng Bahnar được mô tả trong sử thi rất chú ý đến điều này

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w