Vai trò người phụ nữ

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 50 - 55)

1 Lư uý rằng chiến tranh trong lịch sử của người Bahnar thường diễn ra giữa các làng đồng tộc hơn là khác tộc.

2.1.1.3.Vai trò người phụ nữ

Trước hết, chúng tơi sẽ đề cập đến vai trị của người phụ nữ trong mảng đề tài quan trọng bậc nhất của h’mon là chiến tranh.

Những người phụ nữ của dân tộc Bahnar nổi tiếng thượng võ không đơn giản chỉ đóng vai trị nguyên cớ trực tiếp của các cuộc xung đột trong sử thi. Tích cực tham gia trận mạc, khơng ít người đã sát cánh với lực lượng chính nghĩa, hay có khi chính họ là lực lượng này, và khả năng “chiến đấu” được miêu tả không hề thua kém các nam anh hùng. Trong Giông đánh hạ nguồn cứu dân làng, một thiếu nữ vùng đầu nguồn - Rang Na\r - đã đi theo

trong Giông đánh quỷ Bu\ng Lu\ng, em gái Giông là Bia Lu\i và một cơ gái có tên Reng Cha\m đã xuống tận cõi âm, dùng gậy, rìu và chài quý phá tan nơi giữ sức mạnh của quỷ dữ, khiến kẻ thù kiệt sức; trong Giông ngủ ở nhà rông

của làng bỏ hoang, Bia Lu\i và người bạn gái thân thiết là Rang Na\r đã cứu

sống các anh hùng thượng nguồn đang bị trúng độc, trước khi phóng sét đánh sập ngọn núi đá cao nhất vùng để đoạt thuốc ngải, triệt hạ khả năng chiến đấu ở đối phương; trong Chàng Kơ Tam Gring Mah, chứng kiến Giông ở thế thua, vợ và em gái Giông là Bia Lu\i, Xem Yang và Rang Na\r hạ xong rắn thần đã vượt qua bảy tầng đất đen truy lùng nơi cất giấu sức mạnh của các địch thủ còn lại, lật ngược được cục diện chiến trường; còn trong Set xuống đồng bằng

thăm bạn, lại là vợ và em gái - Bia Lu\i, Rang Na\r, Pơ Lao Chuơh Dreng - đã

tìm cách hồi sinh Giơng sau khi nhân vật này bị kẻ địch chém chết và chính họ đóng vai trị kết thúc trận đấu... Những người phụ nữ của h’mon xem việc tham chiến là lẽ tự nhiên, là “nghĩa vụ” tất yếu, vì vậy đã ln chiến đấu với tinh thần quả cảm, không lùi bước trước bất cứ biến cố nào. Chưa bằng lòng với thắng lợi trước mắt, một số cịn tìm diệt kẻ thù tận hang ổ và trong nhiều trường hợp, họ, chứ không phải các nam anh hùng, mới là người quyết định chiến cuộc. Đồng thời, tất cả các nhân vật còn lại trong thế giới của h’mon

cũng đều coi việc phụ nữ “cầm đao cầm khiên” là điều hồn tồn bình thường. Chẳng hạn như, trong Giơng nhờ ơn thần núi làm cho giàu có, Giơng được các thành viên của gia đình khun lấy vợ sớm để có sự giúp đỡ trong tình huống bị kẻ thù tấn cơng, cịn trong Giông lấy nàng Bia Phu, Giông được người thân đã khuất báo mộng cho biết rằng chỉ có việc kết hơn với một người con gái tài năng và dũng cảm vùng cuối nguồn mới khiến nhân vật vơ hiệu hóa được kẻ thủ ác và đưa họ trở lại cuộc sống…

Người phụ nữ trong h’mon, sau nữa, còn là một biểu tượng cụ thể của quyền lực. Có thể thấy được điều đó qua việc tìm hiểu bản chất cuộc thi tài trong các h’mon với phần thưởng là người đẹp.

Hình thức thi tài xuất hiện trong một số h’mon như Giông ngủ ở nhà

rông của làng bỏ hoang, Giông làm nhà mồ... Cuộc thi được đặt ra để tìm

người xứng đáng kết hơn với một thiếu nữ tài sắc nổi bật của làng, mà thường chính là con gái vị chủ làng, nhưng đây chưa phải là lí do cơ bản. Nghiên cứu mục đích của việc tổ chức thi tài kén rể/ kén chồng trong một số xã hội cổ, J.G. Frazer cho rằng chúng có căn rễ từ địi hỏi của cộng đồng về một người thủ lĩnh có những phẩm chất và giá trị nhất định, bởi xét cho cùng, giải thưởng người đó đạt được khơng phải là bản thân người con gái mà là quyền cai quản vùng đất cơ ta đại diện. Khơng hồn toàn trùng khớp, nhưng các cuộc thi tài trong sử thi Bahnar cũng có một ý nghĩa giống như vậy. Vì người anh hùng sau chiến thắng thường đưa vợ về bn làng mình sinh sống, những cuộc thi được đặt ra khơng phải để tìm kiếm một thủ lĩnh đủ khả năng cầm đầu thị tộc của cô gái mà là một đối tượng liên minh về mặt quân sự do người ứng thí đại diện, như những người bản tộc cho biết. Nói cách khác, cuộc thi là hình thức tìm kiếm “đối tác” dựa trên quan niệm người chiến thắng thường là người thuộc về và đại diện cho một bộ lạc có tiềm lực quân sự mạnh mẽ nào đó. Điều này, theo chúng tơi có thể có một mối liên hệ với thiết chế song hệ - cư trú không hồn tồn bên vợ. Đấy là mục đích về phía những người mở cuộc thi, còn người tham dự? Tương tự như bên nữ, mong muốn tìm kiếm liên minh cũng là một trong những nguyện vọng của các trai tráng tham dự cuộc thi khi họ đều là người đại diện cho bn làng của mình, tức đại diện cho ý chí của một cộng đồng. Trong bối cảnh xung đột quân sự diễn ra liên miên giữa các buôn làng Bahnar thời đại sử thi, một liên minh có thể tin tưởng

trong tương lai là phần thưởng tối quan trọng với cả hai phía. Mặt khác, cũng có người cho biết, việc người anh hùng thể hiện được năng lực xuất chúng qua sự kiện giành thắng lợi trong cuộc thi tài và mang về vật chứng còn là cơ sở quan trọng để cộng đồng của người này thừa nhận anh ta có đủ điều kiện trở thành một thủ lĩnh tương lai1.

Vai trò của người phụ nữ trong h’mon là sự khúc xạ địa vị thực tế của họ trong xã hội truyền thống, một xã hội mà phụ nữ có vị trí bình đẳng với nam giới ở mọi khía cạnh: quyền chủ động trong hơn nhân, sự phân công lao động, quyền sở hữu và quản lí tài sản, việc xác định tử hệ, quyền thừa kế... Khi Gulleminet viết trong Bộ lạc Bahnar ở Kon Tum rằng “theo những truyền thuyết, họ khơng phải là những con người bị động, hồn tồn không phải như thế” [32, tr. 66] và rằng “vai trò của họ trong các truyền thuyết cho ta thấy rõ họ không kém người đàn ông” [33, tr. 41], chắc chắn là ơng đang nói đến các

h’mon. Lý giải về vai trò của người phụ nữ trong những sáng tác đang đề cập,

một số người được hỏi cho rằng các h’mon có lẽ đã phản ánh khơng chỉ thiết chế song hệ - đến nay vẫn tồn tại - mà cả những dấu ấn của thiết chế mẫu hệ ở dân tộc này nữa.

2.1.1.4. Tín ngưỡng và phong tục

H’mon phản ánh tín ngưỡng ma thuật và tín ngưỡng vạn vật hữu linh

cùng nhiều phong tục, tập quán của người Bahnar mà phần lớn có liên quan đến những tín ngưỡng nói trên.

Trước hết, h’mon phản ánh rất rõ nét tín ngưỡng ma thuật, bao gồm những phép phù thủy và điều cấm kị, mà nội dung là làm hoặc không làm một điều gì đó để một điều gì đó khác nữa xảy ra hoặc không xảy ra, dựa trên hai quy luật tương ứng được coi là nguyên lí: tương đồng (những sự vật giống

1 Có lẽ là thủ lĩnh quân sự? Vì thể thức thay thế chủ làng ở người Bahnar lại “theo lối dân chủ mang màu sắc thần quyền”, mặc dù người ở vào vị trí này cũng phải có những phẩm chất đủ để gánh vác nhiệm vụ [24, tr. thần quyền”, mặc dù người ở vào vị trí này cũng phải có những phẩm chất đủ để gánh vác nhiệm vụ [24, tr. 41 - 42].

nhau mời gọi đồng loại) và tiếp xúc (những sự vật đã tiếp xúc tiếp tục tác động lẫn nhau kể cả khi cuộc tiếp xúc kết thúc). Có thể thấy khơng ít ví dụ về phép phù thủy trong h’mon. Ở Giơng leo mía thần, Giơng đánh hạ nguồn cứu dân

làng… các nhân vật đều tắm rửa trước khi trở lại làng sau một chuyến đi xa

hoặc trước khi vào làng khác như một hình thức tự tẩy uế; ở Giơng làm nhà

mồ, trai tráng hạ nguồn vì ghen ghét với việc Giơng giành được cảm tình của

cơ gái đẹp Bia Phu đã thách Giông ăn đất nghĩa địa, thứ họ cho rằng có thể kéo người sống về thế giới bên kia; ở Giông, Giơ\ đi săn chém cọp của Dăm Hơ

Dang, các con trai Bok Set sau khi giết được con cọp khổng lồ đã lấy bộ xương

mang về làm hàng rào quanh làng, với niềm tin rằng sức mạnh của cơ thể mà nó đã từng thuộc về sẽ giúp họ ngăn chặn được sự tấn cơng từ bên ngồi... Còn những điều cấm kị được phản ánh trong h’mon - gặp gỡ những điều cấm kị ma thuật khi cùng được xây dựng trên quan niệm coi dòng vận động của tự nhiên là cố định mà con người phải lựa theo quy luật - cũng rất phổ biến. Ở

Giơng đi tìm vợ, Giơng cứu nàng Rang Hu, Chàng Kơ Tam Gring Mah...,

những người con gái mới lớn của chủ làng đều bị cách ly với cộng đồng cho đến khi trở thành thiếu nữ thực sự, khơng những thế cịn bị ngăn nhìn bầu trời và đặt chân xuống mặt đất, và những người chủ làng trong trường hợp bất đắc dĩ phải để các con ra ngoài trước lúc trưởng thành đã lấy máu gà trống rửa đầu và chân trừ tà cho chúng; ở Cọp bắt cóc Giơng thuở bé, Bia Phu bỏ

Giơng, Giơng đi tìm vợ..., những người khách khi tới cổng làng thường đánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếng trước bằng câu hỏi quen thuộc về việc làng có kiêng cữ gì khơng; ở

Atâu So Hle, Kơne Gơseng, những lời lẽ xúc phạm đến thần linh, tức những

từ ngữ bị cấm kị, như câu nói lỡ lời của một thiếu nữ đối với thần lúa, đã nhận được sự phản ứng gay gắt; ở Giông đánh hạ nguồn cứu dân làng, Set xuống

đồng bằng thăm bạn, Anh em Glang Mam..., các nhân vật thường không lên

đường khi thấy có những hiện tượng được xem là điềm gở: đạp vào cột nhà rông nhưng cột khơng rung, chim mang và chim pơlang hót phía trước, hổ

gầm, tổ ong đậu trên đường đi... Tất cả những tình tiết nêu trên cho thấy sự phổ biến của tín ngưỡng ma thuật ở người Bahnar xưa, vốn được thể hiện qua rất nhiều thực hành trong đời sống mà tư liệu dân tộc học đã từng ghi nhận.

H’mon, sau nữa, phản ánh rõ nét tín ngưỡng vạn vật hữu linh, cũng rất

phổ biến trong xã hội Bahnar truyền thống. Theo đó, mọi hiện tượng, sự vật trong tự nhiên (dù hữu sinh hay vơ sinh) đều được coi là có linh hồn, đều có thể tác động tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người, khiến con người sùng bái và thờ cúng [26, tr. 211]. Trong quan niệm của người Bahnar, vũ trụ được hình dung gồm ba tầng: trời, đất và dưới mặt đất1. Tầng trời là nơi cư trú của các thần khởi nguyên (Yă Bok Kei Dei - thủy tổ thứ nhất, Yă Bok Rok - thủy tổ thứ hai, Yă Bok Sơ Gơr - thủy tổ thứ ba) và các thần “đại diện cho sức mạnh tổng thể của tự nhiên”2 như thần trời, thần sấm sét, thần lúa, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần nước, thần núi, thần rừng, thần đất... Tầng đất là tầng của con người và các thần trú quanh buôn làng, rừng cây, sông suối… như thần cây, thần đá, thần lửa, thần chiến tranh, thần nhà rông, thần nồi, thần ché, thần cối, thần khiên… Tầng dưới mặt đất là nơi cư trú của vong hồn (ma). Thế giới siêu linh của người Bahnar tuy bao gồm nhiều thần (yang3) nhưng số lượng thần khởi nguyên rất hạn chế, chỉ gồm ba thế hệ kế truyền và cách truyền với vài nhân vật, còn lại chủ yếu là các thần tự nhiên [26, tr. 197 - 205]4. Ở những mức độ khác nhau, các tập tục, nghi lễ thờ cúng những vị thần

1 Theo Guilleminet, có ba thế giới đối với họ: thế giới của các thần, trải rộng ở cả tầng trời, tầng đất và dưới lòng đất; thế giới của con người, động thực vật và các tinh tú, tức thế giới có thể nhìn thấy được; và thế giới lòng đất; thế giới của con người, động thực vật và các tinh tú, tức thế giới có thể nhìn thấy được; và thế giới của người đã khuất, ở dưới lòng đất [32, tr. 8 - 12].

2 Chữ dùng của Trần Từ trong “Người Thượng và văn hóa “tiền Đơng Dương” ở Đơng Nam Á” [122, tr. 8].3 Yang là từ chỉ trời/thần phổ biến ở ngôn ngữ bản địa Tây Nguyên. Có ý kiến cho rằng từ này nằm trong cặp

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 50 - 55)