gồm Tây Nguyên, có thể xem thêm: Red Hills: Migrants and the State in the Highlands of Vietnam [150]. 2 Với sự gia tăng không ngừng số lượng tộc người cư trú trên địa bàn cho đến tận bây giờ (49 tộc người), Tây Nguyên trong nhiều thập niên qua được coi là vùng có thành phần dân tộc biến động và phức tạp nhất so với cả nước và so với các nước khác trong khu vực [25, tr. 203].
yếu từ q trình di dân lớn chưa từng có tới Tây Nguyên kể trên là sự xuất hiện một quá trình giao lưu văn hố cũng lớn chưa từng có cả ở quy mơ và cường độ so với bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử. Khẳng định quá trình phân bố lại dân cư trên địa bàn nửa thế kỉ qua, nhất là từ sau năm 1975, cái phá vỡ lãnh thổ tộc người truyền thống và tạo nên hình thái cư trú xen cài trong đó người Kinh ngày càng chiếm tỉ lệ cao, chính là tác nhân quan trọng
nhất tạo nên diện mạo dân cư, dân tộc và quá trình giao lưu - ảnh hưởng văn
hố ở Tây Ngun, Ngơ Đức Thịnh nhận định xác đáng rằng sự giao lưu - ảnh hưởng văn hóa này đã “tạo ra sự chống ngợp, nhiễu loạn giữa cái mới và cái cũ, cái hiện đại và cái cổ truyền”, bên cạnh một tác động phần nào tích cực là thúc đẩy q trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Cơ chế tự nhiên của quá trình tiếp nhận cái mới vào văn hoá tộc người là “đan xen, hỗn dung, lựa chọn, tái tạo, liên kết hóa” [102, tr. 260], có nghĩa nhất thiết phải là một quá trình đúng như tên gọi, thế nhưng cường độ và phạm vi giao lưu văn hoá
(giữa yếu tố cũ và mới) ở Tây Nguyên quá “nóng” trong các thập kỉ qua đã làm đảo lộn quá trình này, dẫn đến một xu hướng tiếp nhận vội vã. Hậu quả là, “cái cũ”, “cái truyền thống”, “cái nội lực” bị lấn át, thậm chí bị chủ nhân chối bỏ, cịn cái mới “xơ bồ”, “chưa được lựa chọn” thì thống trị đời sống văn hóa [102, tr. 261].
Mặt khác, sự thay đổi lớn về sinh thái - mất rừng - cũng có những tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt diễn xướng sử thi trong cộng đồng người Bahnar. Người Bahnar trước kia gắn bó mật thiết với rừng, và thực tế đó được thể hiện đậm nét trong sử thi của họ. Sử thi không chỉ cho ta biết rừng cần thiết cho hoạt động mưu sinh quan trọng nhất - làm rẫy - ra sao và cho việc đáp ứng những nhu cầu thường nhật khác của cư dân Bahnar như thế nào mà cịn khắc họa sinh động vai trị vơ cùng quan trọng của nó trong đời
sống tinh thần tộc người nữa [23], [105]. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn mười năm sau ngày giải phóng, với những bất cập trong các chính sách liên quan đến quản lí lâm nghiệp, rừng Tây Nguyên đã suy giảm với tốc độ không thể tưởng tượng được. Gần một triệu hecta rừng đã biến mất [61, tr. 103], kéo theo những biến động dữ dội đối với mơi trường tự nhiên [108], [153]1. Vậy mà đó mới chỉ là sự “mất rừng” theo nghĩa đen. Các dân tộc thiểu số tại chỗ ở đây còn gặp phải một sự “mất rừng” quan trọng khác theo nghĩa bóng: quyền sở hữu tập thể truyền thống đối với đất rừng của cộng đồng buôn làng đã bị bác bỏ bởi quyền sở hữu Nhà nước, hay đúng hơn là quyền sở hữu toàn
dân về đất đai do Nhà nước quản lí. Đặc biệt, với đất rừng của các đơn vị
kinh tế trực thuộc trung ương, nơi có diện tích khổng lồ2, người dân hầu như khơng thể tiếp cận. Họ cũng không được vào thu hái lâm sản ngay cả khi một bộ phận của đất rừng đó vốn chính là địa bàn cư trú và nguồn sinh sống quen thuộc từ bao đời (nếu muốn lấy củi, phải xin giấy phép) [7, tr. 261], [22, tr. 452], [126, tr. 95 - 96]. Các trạm kiểm soát đã được dựng khắp nơi để bắt giữ những người vi phạm. Điều này khiến rừng từng bước trở nên xa cách với một bộ phận không nhỏ cư dân của tộc người đã ln coi nó là bản ngun. Và các áng sử thi vốn thuộc về “những người ăn rừng” lại gặp thêm thách thức lớn để có thể sống trong bối cảnh mới. “Ảnh hưởng của chuyện mất rừng đối với việc diễn xướng h’mon là tất nhiên rồi! Khi môi trường sống thay đổi và những tri thức về tự nhiên - xã hội liên quan tới môi trường cũ chứa đựng trong h’mon trở nên khơng cịn phù hợp nữa, thì người ta khơng cịn cảm thấy gắn bó với nó như trước!”, một trí thức Bahnar đã khẳng định dứt khốt với chúng tơi.