Tuổi của đối tượng tính đến thời điểm phỏng vấn (2011).

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 116 - 120)

Từ danh sách vừa liệt kê, chúng tôi đã xếp 01 nghệ nhân và 04 người vốn là thính giả của h’mon ở các giai đoạn nhất định trong cuộc đời mà đến nay vẫn còn lưu giữ những ấn tượng khá rõ nét về chúng vào nhóm có trải nghiệm sâu sắc với h’mon. Họ từng được nhắc đến một vài lần trong các chương mục trước của luận án. Phải nói rằng đây là những người rất yêu mến các sáng tác truyền miệng lâu đời của dân tộc và hết sức trân trọng kỉ niệm về nó. Trao đổi với chúng tơi, người thực sự tỏ ra hào hứng khi nói về những năm tháng “đỉnh cao” trong việc diễn xướng sử thi của mình, người bùi ngùi hồi tưởng về những cảm xúc khó quên gắn với h’mon trong thời thơ ấu, người nhắc đi nhắc lại niềm đam mê đối với các áng sử thi thuở còn là thiếu

nữ và lấy làm tiếc đã khơng thể học được chúng vì khơng có năng khiếu, người lại nhớ đến những kí ức về người ơng biết hát kể rất nhiều h’mon -

những câu chuyện hấp dẫn mà bà được nghe khá nhiều năm trước khi trở thành con dâu cũng của một nghệ nhân Bahnar nổi tiếng khác, người thì ấn tượng mãi với những buổi diễn xướng h’mon của các nghệ sĩ dân gian được yêu mến trong vùng (nơi người này ở rất gần Kontum Kơnâm, ngôi làng cổ nhất của Kon Tum)... Tất cả những đối tượng được phỏng vấn nói trên đều hết sức tự hào về di sản h’mon nói riêng và những sáng tạo văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bahnar nói chung. Thậm chí, có người cịn bày tỏ sự áy náy vì cho rằng trí thức Bahnar “chưa làm được gì nhiều trong việc giới thiệu những thành tựu văn hóa của dân tộc mình tới các dân tộc anh em khác, như các trí thức Chăm đã làm...”. Tuy nhiên, các đối tượng đang đề cập cũng thừa nhận sự mất vai trị khó tránh khỏi của sử thi Bahnar trong cuộc sống hiện nay trước ưu thế của các phương tiện nghe nhìn mới. Theo ý kiến của một nhà giáo ở một trường trung học cơ sở của thành phố Kon Tum, văn hóa Bahnar có rất nhiều giá trị độc đáo, song cư dân bản tộc hiện nay ít có cơ hội

tiếp xúc với chúng để mà yêu thích, trong khi lại rất dễ dàng thưởng thức các chương trình giải trí đa dạng, hấp dẫn qua vơ tuyến truyền hình, đầu DVD... Ngay bà cùng những người đồng trang lứa cũng coi việc xem phim, nghe nhạc, đọc báo... - chứ không phải tham dự những buổi hát kể sử thi - mới là nhu cầu thường nhật của mình. Bản thân nghệ nhân duy nhất được phỏng vấn cho biết, ông rất hứng thú với các chương trình trên truyền hình, cịn người đồng tộc Bahnar Tơlô của ông mà chúng tơi đã từng nói đến - rất cao tuổi và khơng hề biết tiếng phổ thơng - thậm chí cịn quả quyết rằng bà “khơng bỏ một chương trình nào”!

Có ba người trả lời phỏng vấn được chúng tơi xếp vào nhóm có kí ức mờ nhạt về h’mon. Đó là một chủ thầu xây dựng và hai nơng dân. Người lớn tuổi nhất (46 tuổi) là một phụ nữ, sống bằng việc làm rẫy. Bà cho biết thời niên thiếu đã được nghe hát kể sử thi, nhưng từ độ tuổi 16, 17 trở ra thì khơng thấy sinh hoạt diễn xướng tiếp tục trong cộng đồng. Hai người cịn lại là nam giới, sống cùng một thơn, ở độ tuổi 38 và 32. Thuở nhỏ, họ đều đã từng được nghe hát kể sử thi một số lần. Mặc dù người thứ nhất, chủ thầu xây dựng, vẫn nhớ sự hứng thú của bản thân khi đó, nhưng lại khơng rõ vì sao. “Có lẽ những câu chuyện có liên quan đến chiến trận nên trẻ con ưa thích chăng?”, anh băn khoăn. Người kia, một nơng dân cùng làng với anh, cũng u thích những câu chuyện này dù khơng cịn hình dung được các chi tiết nữa. Khi được hỏi về tương lai tới đây của h’mon, họ đều cho rằng việc diễn xướng khó có thể được phục hồi vì “truyền hình đã cung cấp đầy đủ các tiết mục giải trí rồi”. Cả ba, mặt khác, tỏ ra hào hứng với ý tưởng chuyển thể

h’mon sang phim truyện, riêng người phụ nữ còn quả quyết những bộ phim

này sẽ hay khơng kém gì các bộ phim Hàn Quốc, ví dụ như Truyền thuyết Jumong. Tuy nhiên, nguyện vọng trên, theo chúng tơi, dường như lại cho thấy

sự u thích của họ đối với các hình thức giải trí hiện đại nhiều hơn là bản thân sử thi, cái mà họ đã quên lãng.

Những người cịn lại được chúng tơi xếp vào nhóm khơng biết hoặc hầu như khơng biết gì về h’mon, bao gồm một người mơi giới đất đai, một nông dân kiêm thợ xây, một chuyên viên của ngành giáo dục, một cựu sinh viên chưa có việc làm ổn định và hai học sinh năm cuối của cấp trung học cơ sở. Trong số này chỉ có duy nhất một người ở độ tuổi trung niên (50 tuổi). Lí do khiến ơng khơng có trải nghiệm về h’mon mặc dù khá nhiều tuổi, như chính ơng tự giải thích, là bởi theo người Kinh đi làm ăn từ rất sớm - năm 13, 14 tuổi. Những người khác nói chung cịn khá trẻ. Một 29, một 25, một 16 và một 15 tuổi. Người phụ nữ 29 tuổi chưa nghe hát kể sử thi bao giờ, song hồi nhỏ có được bố mẹ kể tóm tắt một vài h’mon “theo cách người ta kể truyện cổ tích” nên cũng có đơi chút hình dung, tuy nhiên chị khẳng định rằng với riêng bản thân, h’mon “khơng có ảnh hưởng nào đến cuộc sống”. Anh thanh niên 25 tuổi, có ơng nội là nghệ nhân, thì trước kia cũng từng vài lần được xem diễn xướng h’mon, song đến nay khơng cịn kí ức gì về chúng, mặc dù anh đã đạt được khá nhiều giải thưởng khi trình diễn những tiết mục ca múa nhạc truyền thống của người Bahnar tại các hội diễn với tư cách một sinh viên ngành nghệ thuật. Hai thiếu niên 16 và 15 tuổi đều chưa từng nghe nói tới các h’mon của dân tộc mình, thậm chí cịn khơng hiểu khái niệm này nếu khơng được giải thích (các em cho biết ở trường học, khơng có thầy cơ nào nhắc đến chúng, trong khi ở địa phương cũng khơng thấy có ai “biểu diễn”).

Qua đợt điền dã, chúng tôi nhận thấy, sử thi Bahnar, tuy thực sự được trân trọng bởi những người hiểu biết về nó, khơng có tương lai trong xã hội đương đại. Ngày nay, nó hầu như đã lặng lẽ rời khỏi đời sống của tộc người, nhường chỗ cho các hình thức sinh hoạt văn hóa mới thu hút hơn. Những

người được chúng tôi phỏng vấn ở mọi độ tuổi đều tỏ ra hứng thú với việc sử dụng thời gian rỗi của mình bằng các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Người trẻ càng như vậy. Đã nhiều lần - trong quá trình làm việc của mình tại địa phương - tác giả luận án này bày tỏ mong muốn được tham dự một buổi diễn xướng tự nhiên, nhưng đều nhận được những câu trả lời giống nhau từ các thơng tín viên rằng điều đó gần như là khơng thể. Người viết, vì thế, rất tán thành quan điểm của Nguyễn Thị Hoà trong một bản báo cáo khoa học: “Sử thi cũng nằm trong số phận của những quả chín sắp rơi rụng theo sự thay đổi của bốn mùa” [39, tr. 243].

Giữa nhiều tác động của bối cảnh lịch sử - xã hội đối với số phận của sử thi Tây Nguyên, có một yếu tố quan trọng và đang có tính thời sự mà chúng tơi muốn dừng lại để nói rõ thêm là sự thay đổi tín ngưỡng. Tơn giáo - tín ngưỡng và tồn cầu hóa là những hiện tượng có mối liên hệ1, và sự thay đổi tín ngưỡng trên mảnh đất cao nguyên thời gian qua đã diễn ra với tốc độ rất đáng chú ý.

Từ cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, trong một báo cáo khoa học có tên “Sử thi trên địa bàn tỉnh Gia Lai” tại Hội thảo Sử thi Tây Nguyên, Chẩm

Hương Việt đã cho biết:

Ngày nay, những viên ngọc quí sử thi tiềm ẩn trong các plei, plơi cịn khơng phải là ít nhưng số nghệ nhân dân gian thì chẳng được nhiều. Ít người thuộc hết được cả bản sử thi mà chỉ thuộc từng phần, từng đoạn. Bao nhiêu nghệ nhân dân gian khuất bóng đã mang theo kho tàng sử thi và nguồn cảm hứng vô tận của dân tộc chìm vào quên lãng làm cho nền văn hoá Gia Lai ngày càng mai một. Rồi sự hoạt động ráo riết của đạo Tin lành và lớp con cháu hơm nay có xu hướng thay đổi tín ngưỡng từ “đa thần” sang “độc

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 116 - 120)