1 Thời đại sử thi, sự kiện “lấy vợ” của người anh hùng (bao gồm việc cứu người đẹp rồi lấy làm vợ) được xem là sự kiện cộng đồng.
3.1. CON ĐƯỜNG TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI CỦA SỬ THI BAHNAR 1 Sử thi Bahnar trước ngày giải phóng miền Nam (1975)
3.1.1. Sử thi Bahnar trước ngày giải phóng miền Nam (1975)
Nếu đầu thế kỉ XX, L. Sabartier có cơng làm nước Pháp biết đến Dăm
Săn, mà ông gọi là truyền thuyết, thì đến cuối thế kỉ, với luận án có tên Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt Nam, Phan Đăng Nhật đã lần đầu tiên giới thiệu “tồn diện”, “có sức thuyết phục” hệ thống sử thi cổ sơ của một dân tộc Tây Nguyên với nền học thuật quốc tế, “được các nhà khoa học ở một nước Đơng Âu có truyền thống nghiên cứu folklore thừa nhận” [52, tr. 6]1. Trong quãng thời gian giữa hai sự kiện này, sử thi Bahnar được phát hiện.
Sử thi Bahnar, cùng khung cảnh diễn xướng của nó, như đã nói, được các nhà nghiên cứu người Việt tìm thấy tại huyện An Khê, tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ) vào đầu thập niên 80 của thế kỉ trước. Đề cập đến h’mon, không thể khơng nhắc đến vai trị của Tơ Ngọc Thanh và các cộng sự, những người trực tiếp sưu tầm được tác phẩm đầu tiên - Dăm Noi. Cũng như Phan Đăng Nhật, Tô Ngọc Thanh là một trong những nhà nghiên cứu sớm nhất của miền Bắc tìm đến với di sản truyền miệng Tây Nguyên những năm sau giải phóng, trong điều kiện an ninh cịn rất bất ổn2. Kết quả của những nỗ lực vượt bậc nói trên là sự khám phá ra sử thi của những người nói ngơn ngữ Mon - Khmer tại cao ngun, mà trước đó cịn đang nằm trong dấu hỏi của các nhà nghiên cứu. Kể từ đó, nhiều sử thi Bahnar đã lần lượt được sưu tầm và công bố. Và đặc biệt, Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử
thi Tây Nguyên đã cho ra mắt lần đầu tiên 26 h’mon sưu tầm trong giai đoạn
2001 - 2007, tức chiếm tới hơn 1/3 tổng số tác phẩm được xuất bản. Sự tồn tại