Thực trạng hoạt động bảo tồn di sản sử thi Bahnar

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 129 - 132)

1 Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các truyền thống và những biểu đạt mang tính truyền miệng 2 Nghệ thuật trình diễn, 3 Tập qn xã hội, tín ngưỡng và các sự kiện thuộc lễ hội, 4 Tri thức và tập

3.2.2.1.Thực trạng hoạt động bảo tồn di sản sử thi Bahnar

Như ta biết, bảo tồn - “giữ lại không để cho mất đi” [129, tr. 39] - gồm có hai dạng: bảo tồn động và bảo tồn tĩnh. Nếu bảo tồn động là hình thức bảo tồn các hiện tượng văn hóa trong mơi trường mà nó nảy sinh và tồn tại, thì bảo tồn tĩnh là hình thức bảo tồn đối tượng bên ngồi mơi trường này.

Thứ nhất, về bảo tồn động.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước, những hoạt động hướng tới việc bảo tồn sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Bahnar nói riêng, trong đó có bảo tồn động, đã được triển khai trong thời gian qua. Đáng chú ý, trong các năm từ 2001 - 2007, song song với Dự án cấp Nhà nước Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi

Tây Nguyên được phối hợp thực hiện giữa Viện KHXH Việt Nam và các tỉnh

Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu văn hoá thuộc Viện KHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy sử thi cho thế hệ thanh niên trẻ ở Tây Nguyên, nhằm gây dựng một sự tồn tại lâu dài của sử thi trong cộng đồng, bao gồm: lớp truyền dạy hát kể sử thi Mnông tại xã Đắc Rung, huyện Đắc Song thuộc tỉnh Đắc Nông, lớp truyền dạy hát kể sử thi Êđê tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar thuộc tỉnh Đắc Lắc, lớp truyền dạy hát kể sử thi Bahnar tại xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà thuộc tỉnh Kon Tum, lớp truyền dạy hát kể sử thi Xơđăng tại xã Ngọc Wang, huyện Đắc Hà thuộc tỉnh Kon Tum và lớp truyền dạy hát kể sử thi Raglai tại xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn thuộc tỉnh Khánh Hịa. Có thể nói, đây là hoạt động quan trọng nhất trong nỗ lực bảo tồn động sử thi Tây Nguyên cho đến nay.

Đáng tiếc, tuy được kì vọng sẽ đem đến một cơ hội mới cho sự sống của h’mon nói riêng và sử thi Tây Nguyên nói chung, hoạt động vừa nói chưa thực sự phát huy được tác dụng trên thực tế. Tơ Ngọc Thanh, nhà nghiên cứu có quan hệ gắn bó với vùng đất cao nguyên này, viết: “Sau thắng lợi rất lớn của Dự án Điều tra, sưu tầm, biên dịch, bảo quản và xuất bản kho tàng sử thi

Tây Nguyên, ngoài cách bảo tồn “tĩnh” dưới dạng văn bản hố, chúng ta đã có

nhiều cố gắng nhằm đưa sử thi trở lại đời sống của đồng bào thông qua việc mở lớp truyền dạy và tổ chức các cuộc hát kể trong lớp trẻ. Nhưng rõ ràng những cố gắng đó khơng có được kết quả như mong muốn và nhiều ý kiến đã đi đến kết luận rằng sử thi Tây Nguyên đã mất đi mơi trường diễn xướng của mình...” [96, tr. 201]. Trao đổi với chúng tôi tại Pleiku cuối tháng 9 năm 2011, nguyên Đồng trưởng nhóm Điều tra, sưu tầm sử thi Bahnar tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum thuộc phạm vi Dự án Điều tra, sưu tầm, biên dịch, bảo quản và

xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, Võ Quang Trọng, cũng có chung nhận

định. Theo ông, do cơ hội để các học viên hát kể sử thi trong cộng đồng sau khi kết thúc khóa học rất ít ỏi, hiệu ứng của các khóa truyền dạy sử thi đang đề cập là hạn chế.

Điều này có một số lí do.

Về mặt chủ quan, người Bahnar đương đại nhìn chung khơng cịn xem sử thi là hình thức nghệ thuật có ý nghĩa trong cuộc sống thường nhật của họ nữa.

Theo kết quả phỏng vấn của chúng tôi ở các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, kho tàng sử thi xa xưa khơng có ảnh hưởng đáng chú ý nào đối với người Bahnar hiện nay. Những người trẻ tuổi khơng biết hoặc ít biết về sử thi. Sở thích của những đối tượng này nằm ở các hình thức giải trí hiện đại như hát karaoke, xem phim ảnh, truy cập Internet... Cịn với những người có ít nhiều trải nghiệm với h’mon và u mến nó, thì h’mon cũng khơng phải là một nhu cầu mang tính thiết thân. Câu trả lời mà chúng tơi nhận được từ khơng ít người trong số này là: “Bây giờ có h’mon cũng được, khơng có cũng được!”. Thậm chí có đối tượng còn khẳng định thêm : “Chừng nào những người biết hát kể sử thi chết là hết!”. Hứng thú của họ khi rảnh rỗi là đọc báo, nghe nhạc, xem các chương trình trên sóng truyền hình... Tóm lại, qua khảo sát thực địa,

chúng tôi nhận thấy h’mon hầu như không ở trong mối quan tâm của cư dân bản tộc.

Tình trạng này nói lên điều gì?

Sản phẩm văn hoá truyền miệng độc đáo của người Bahnar đã không thể hiện diện trong cuộc sống thực tế! Nói cách khác, hiện nay việc bảo tồn “động” sử thi Bahnar không tồn tại một cách tự giác, vì nếu điều đó khơng phải là sự thật thì một kết quả như thế - phần lớn nhu cầu giải trí của đồng bào là hướng đến các hình thức hiện đại và đại đa số người trẻ tuổi được hỏi khơng biết gì về sử thi - đã không xảy ra.

Về mặt khách quan, trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự triển khai bảo tồn động đối với loại hình di sản này từ phía người làm cơng tác văn hóa1 cịn có những bất cập.

Chúng ta khơng cần phải nói thêm rằng việc một bộ phận lớn chủ thể của di sản văn hố phi vật thể lãng qn hoặc thậm chí từ chối nó gây bất lợi cho cơng tác bảo tồn như thế nào, điều này thì q rõ vì theo Cơng ước quốc

tế về bảo tồn văn hoá phi vật thể, hoạt động bảo tồn phải được tiến hành với

sự đồng ý, hợp tác và quyền được quyết định của cộng đồng - chủ nhân di sản. Cái chúng ta cần nói tới là tình trạng “khơng thống nhất” hiện nay trong cách nhìn nhận về giá trị của h’mon giữa những người làm cơng tác văn hố và chủ thể của nó.

Thực tế là, lâu nay, khơng ít nhà quản lí văn hố và các nhà nghiên cứu Việt Nam đã lấy một nhận định của K. Marx về sức hấp dẫn của nghệ thuật Hi Lạp cổ đối với con người hiện đại để thuyết minh cho chủ trương phục hồi sinh hoạt diễn xướng sử thi truyền thống trong xã hội, rằng sự yêu thích của con người hiện đại dành cho nền văn hoá đã qua là hồn tồn là có thật và có

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 129 - 132)