Trong một bài viết trên Tạp chí Văn hóa dân gian vào năm 2002, Nguyễn Xuân Kính đã phản biện xác đáng đề xuất duy ý chí về việc tổ chức thi sáng tác và trình diễn sử thi mới: “Cơng việc sưu tầm, biên dịch,

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 143 - 148)

đáng đề xuất duy ý chí về việc tổ chức thi sáng tác và trình diễn sử thi mới: “Cơng việc sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu “giải mã” sử thi, xuất bản sử thi, tôn vinh các nghệ nhân là hết sức cần thiết. Song có nên chăng (…) “tổ chức việc thi sáng tác và trình diễn sử thi mới”? Mơi trường, khơng khí diễn xướng sử thi khơng thể tạo ra một cách nhân tạo mà đạt hiệu quả đích thực. Niềm tin vào các đấng siêu nhiên ở đồng bào cũng đâu còn như trước. Con người ở thời đại nào thì sẽ là chủ thể sáng tạo và là người thưởng thức văn hóa, văn nghệ của thời đại ấy” [51, tr. 47].

đồng là điều không khả thi khi h’mon đã bị tách khỏi mơi trường từng thuộc về, nó cần một hướng giải quyết khác.

Cách ứng xử thích hợp đối với di sản h’mon, do đó, là sưu tầm tồn diện tư liệu còn lại trong dân, tạo điều kiện để nghệ nhân truyền dạy cho những người có khả năng và nguyện vọng nhằm lưu giữ những kĩ năng liên quan, đưa vào các chương trình giáo dục của nhà trường, giới thiệu rộng rãi các tác phẩm tiêu biểu cho công chúng, khai thác cho hoạt động kinh tế...

Hầu hết những việc này, thực ra, chúng ta đều đã cố gắng làm ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên bên cạnh một số kết quả nhất định thì có khơng ít vấn đề bất cập tồn tại như vừa trình bày. Vậy, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những bài học thành cơng trong hoạt động bảo tồn, khai thác và phát huy di sản phi vật thể từ kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực?

Trung Quốc, những thập niên vừa qua, là một quốc gia có nhiều nỗ lực bảo tồn, khai thác, phát huy di sản phi vật thể. Trước khi Trung Quốc thông qua Cơng ước về bảo vệ di sản văn hố phi vật thể của UNESCO và đổi tên

Dự thảo Luật về bảo tồn văn hoá dân gian và dân tộc thành Luật bảo vệ di

sản văn hoá phi vật thể vào năm 2004, Hội đồng Quốc gia của nước này đã

ban hành Điều lệ về vấn đề bảo tồn các nghề thủ công và nghệ thuật truyền

thống (1997). Năm 2005, Hội đồng đưa ra Đề xuất thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, nhấn mạnh đến công tác kiểm kê và xây dựng các tài

liệu lưu trữ liên quan. Đáng chú ý, để tăng cường hơn nữa việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể, một cơ chế hội nghị giao ban giữa các Bộ ngành về bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể đã được thiết lập với chức năng chính là điều phối các vấn đề có liên quan đến việc bảo tồn di sản, như đưa ra các chính sách, đánh giá kế hoạch hoạt động, phê chuẩn danh sách kiệt tác và tiến hành một số công việc khác do Hội đồng Quốc gia chỉ định. Các thành viên của hệ

thống bao gồm Uỷ ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia, Bộ Giáo dục, Uỷ ban quốc gia về các vấn đề dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục quản lí di tích văn hố Quốc gia. Bộ Văn hoá là cơ quan lãnh đạo và chịu trách nhiệm triệu tập các hội nghị. Như vậy, bảo tồn di sản khơng cịn là cơng việc riêng của một ngành mà đã trở thành công việc chung của nhiều ngành. [135, tr. 262 - 265]

Nhật Bản, tương tự, là quốc gia sớm quan tâm đến di sản văn hoá phi vật thể và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Ngay từ thập niên 50 của thế kỉ trước, Luật về bảo vệ tài sản văn hoá, trong đó có các loại hình nghệ thuật trình diễn và kĩ thuật nghề thủ công, đã được ban hành. Đây là một hệ thống pháp lí hiếm có so với thời bấy giờ vì nó đề cập đến cả các di sản văn hố phi vật thể, và có lẽ một phần cũng bởi tính tồn diện đó mà sang đầu thế kỉ XXI, nó vẫn cịn hiệu lực. Tài sản văn hố phi vật thể và tương ứng với nó là các nghệ nhân được Chính phủ xếp thành 2 dạng: các tài sản văn hoá

phi vật thể quan trọng (có tính lịch sử và giá trị nghệ thuật) và tài sản văn hoá dân gian phi vật thể (có ý nghĩa trong việc tìm hiểu những chuyển biến

trong lối sinh hoạt của con người). Chính phủ có chính sách bảo tồn các tài sản văn hố phi vật thể quan trọng, tơn vinh các nghệ nhân là Báu vật nhân

văn sống và tài trợ cho việc chuyển giao các kĩ năng này cho thế hệ sau. Với

các tài sản văn hố phi vật thể cịn lại, Chính phủ thực hiện việc tư liệu hố và cũng tài trợ cho công tác bảo tồn và đào tạo người kế tục, tất nhiên ở mức độ khác. Việc có chính sách thích hợp từ rất sớm đã giúp người Nhật giữ gìn kịp thời nhiều di sản văn hố phi vật thể của mình. [91, tr. 275 - 280]

Hàn Quốc cũng là nước chú trọng bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể. Luật bảo vệ di sản văn hố được Chính phủ thơng qua năm 1962 đã tạo cơ sở pháp lí cho chương trình bảo tồn văn hố, trong đó có văn hố phi vật

thể. Quan tâm đến việc trao truyền di sản này giữa các thế hệ, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng nhiều địa điểm dành cho mục đích nói trên - các trung tâm bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể - để các nghệ nhân có thể truyền dạy kĩ năng miễn phí cho các học trò. Hệ thống truyền dạy ở các trung tâm có nhiều cấp độ như: sơ cấp, nâng cao, trợ giảng, ứng cử viên Báu vật nhân văn sống (những người sẽ kế tục các Báu vật nhân văn sống), Báu vật nhân văn sống và các Báu vật nhân văn sống danh dự (những người đã trao lại danh hiệu do tuổi tác và sức khoẻ)... Việc truyền dạy được thu âm, ghi hình, tư liệu hố bằng văn bản nhằm mục đích sử dụng lâu dài. Hàng năm, các nghệ nhân là Báu vật nhân văn sống cịn thực hiện những buổi trình diễn về văn hố phi vật thể

trước cơng chúng. Ngồi trợ cấp hàng tháng của Nhà nước, họ cũng nhận được nhiều ưu đãi khác, trong đó có các dịch vụ y tế. Hệ thống chuyển giao di sản văn hoá phi vật thể từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các Báu vật nhân văn sống của Hàn Quốc đã tỏ ra có hiệu quả, được UNESCO đánh giá

cao và khuyến nghị tất cả các nước thành viên học tập. [134, tr. 295 - 300] Ngồi ra, cả ba quốc gia kể trên đều có chủ trương khai thác, phát huy các di sản văn hoá phi vật thể trong cuộc sống và quảng bá chúng ra thế giới, đặc biệt là qua ngành kinh tế du lịch. Nguồn tài chính thu được dĩ nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tái đầu tư trở lại cho cơng tác bảo tồn chính các di sản này.

Từ những kinh nghiệm của các nước trong ứng xử với di sản văn hóa phi vật thể, căn cứ vào thực trạng bảo tồn, khai thác, phát huy sử thi Tây Nguyên nói chung, sử thi Bahnar nói riêng và nguyên nhân của thực trạng đó như đã phân tích, chúng tơi cho rằng, nên xác định những phương hướng cụ thể ở các mặt từ bảo tồn đến khai thác và phát huy h’mon như sau.

Trong bảo tồn tĩnh, công tác điều tra và sưu tầm sử thi Bahnar cần nhận được sự hợp tác chặt chẽ từ các ban ngành, tổ chức có liên quan. Sự hợp tác này giữa cơ quan trung ương và các cán bộ địa phương là điều hết sức quan trọng. Các cơ quan trung ương có điều kiện về nhân lực - vật lực, còn cán bộ địa phương lại là người hiểu rõ hơn ai hết về địa bàn mình phụ trách và do đó nắm được tình hình thực tế của sử thi trong đời sống. Việc hỗ trợ, bổ sung qua lại cho nhau giữa hai lực lượng sẽ khiến cơng tác điều tra và sưu tầm có được kết quả. Cần tránh tình trạng hợp tác nhưng thiếu chặt chẽ vì nếu điều này xảy ra, bất lợi trước hết sẽ thuộc về chính kho tàng sử thi.

Trong bảo tồn động, việc xác định bản chất của sử thi Bahnar là điều rất cần thiết để có cách ứng xử phù hợp. H’mon chỉ sống được như cũ nếu môi trường diễn xướng của nó vẫn tồn tại, vì thế khơng nên đặt ra mục tiêu duy trì sự sống vốn có của nó khi mà các điều kiện cần thiết đã khơng cịn. Cái làm được có chăng chỉ là “thay đổi” cách thức “sống” của h’mon. Bảo tồn sinh

hoạt diễn xướng sử thi trong cộng đồng như một hình thức nghệ thuật thuần túy là ý tưởng có cơ sở, mặc dù điều này thành cơng hay khơng, như đã nói, lại phụ thuộc hồn tồn vào sự cạnh tranh của h’mon với những văn hoá phẩm hiện đại khác cũng đang rất hấp dẫn người dân nơi đây. Dù thế nào, quyền quyết định phải được trao cho chủ thể văn hóa.

Điều quan trọng hơn cả trong việc bảo tồn là cần có sự đầu tư thời gian và kinh phí một cách đồng bộ ở tất cả các khâu điều tra, sưu tầm, biên dịch, biên tập, xuất bản, bảo quản… nhằm đảm bảo được tính khoa học và tính hiệu quả.

Chúng tơi muốn dừng lại để bàn thêm về việc ứng xử với nghệ nhân sử thi, đối tượng có vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo tồn động di sản này. Như tình hình chung của nghệ nhân ở Việt Nam nhiều thập niên qua, nghệ nhân sử thi Bahnar không được hưởng một chế độ đãi ngộ thường

xuyên. Họ phải lao động vất vả để mưu sinh như hầu hết những người đồng tộc khác và đến giai đoạn tuổi cao cũng không nhận được ưu tiên nào trong chăm sóc sức khỏe. Thiết nghĩ, cần có sự quan tâm thỏa đáng hơn đối với nghệ nhân để họ có thêm điều kiện (cả về vật chất và tinh thần) thực hành, truyền dạy những kĩ năng của mình. Bên cạnh đó, sự tơn vinh nghệ nhân là rất cần thiết trong việc khuyến khích ý thức giữ gìn di sản văn hóa của cộng đồng tộc người. Luật Thi đua, khen thưởng được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định việc tặng các danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” cho các cá nhân “có cơng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” [63, tr. 68]1, đồng thời một số tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc xã hội - nghề nghiệp và một số địa phương đã có những động thái tơn vinh của mình. Đó là điều rất đáng mừng. Cũng có ý kiến cho rằng sự phong tặng danh hiệu nên được thực hiện thống nhất bởi một cấp quản lí cụ thể thay vì “trăm hoa đua nở” như hiện nay, tuy nhiên theo chúng tôi, càng có nhiều đơn vị quan tâm đến sự tơn vinh nghệ nhân dân gian thì văn hóa truyền thống nói chung và hoạt động của các nghệ nhân nói riêng sẽ càng thu hút được sự chú ý của chính quyền, giới truyền thơng và cơng chúng hơn, và việc này là có lợi2.

Đối với vấn đề khai thác và phát huy

Bên cạnh việc tiếp tục những gì chúng ta đã và đang làm như giới thiệu kết quả sưu tầm h’mon với công chúng qua các phương tiện truyền thơng, khuyến khích nghệ nhân truyền nghề…, nên có kế hoạch đưa h’mon vào

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 143 - 148)