Hình thức xây dựng cốt truyện và nhân vật

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 59 - 64)

1 Trần Quốc Vượng [33, tr 334] và Trịnh Sinh [87, tr 365] cũng nhấn mạnh đến nét tương đồng của nghi lễ đâm trâu được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn và nghi lễ này trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên.

2.1.2.1.Hình thức xây dựng cốt truyện và nhân vật

Về cốt truyện

Trong những cơng trình nổi tiếng của trường phái cấu trúc - kí hiệu học Tartu, Iu. Lotman đã chứng minh một cách thuyết phục rằng cơ sở của cốt truyện là các biến cố. Theo Lotman, những yếu tố nội tại của sáng tác nghệ thuật - về cơ bản - được xây dựng trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa, với sự phân hóa thế giới thành hai cực mà biến cố là sự di chuyển của nhân vật qua ranh giới của chúng. Một hành động được đánh giá là hoặc không phải là biến cố thơng qua việc xác định vị trí của nó trong trường cấu trúc này. Ở những điều kiện thông thường, nhân vật không thể vượt qua ranh giới giữa hai tập hợp đối lập, nhưng điều này lại là có thể trong những điều kiện nhất định - biến cố xuất hiện khi nhân vật xâm nhập vào mơi trường khơng thuộc về mình. Và, với việc có hay khơng sự tồn tại của biến cố, ngơn bản luôn được phân biệt thành hai loại tương ứng là có và khơng có cốt truyện [59, tr. 405 - 406]. Áp dụng lí thuyết của Lotman vào đối tượng nghiên cứu1, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh các h’mon có cốt truyện chiếm đa số, một số h’mon của người Bahnar dường như ở trạng thái trung gian giữa ngơn bản có cốt truyện và ngơn bản khơng có cốt truyện. Đây chính là một trong những vấn đề khiến chúng tôi lưu tâm, bởi, về nguyên tắc, các tác phẩm thuộc loại hình tự sự phải là những ngơn bản có cốt truyện.

1 Các lí thuyết cấu trúc được xem là đặc biệt phù hợp với văn học dân gian, nơi “có hiện tượng lặp lại ở một quy mô lớn” [85, tr. 544]. Chúng tơi đặt những lí thuyết này dưới góc nhìn lí thuyết chung đã xác định ở quy mô lớn” [85, tr. 544]. Chúng tơi đặt những lí thuyết này dưới góc nhìn lí thuyết chung đã xác định ở chương 1 của luận án.

Trước hết, hãy nói về các h’mon có cốt truyện. Theo khảo sát của chúng tôi, loại h’mon này thường mô tả một trong ba dạng hành động hay gặp sau của nhân vật chính: Xâm nhập vào mơi trường đối nghịch → Cải tạo; Xâm nhập vào môi trường đối nghịch → Trấn áp; Xâm nhập vào môi trường đối nghịch → Xóa bỏ. Ở trường hợp thứ nhất, nhân vật tìm cách tác động để môi trường đối nghịch chuyển sang trạng thái mà nhân vật có thể thích nghi, như trong Chàng Kơ Tam Gring Mah, Set xuống đồng bằng thăm bạn, Giông

ngủ ở nhà rông của làng bỏ hoang... Ở trường hợp thứ hai, nhân vật vơ hiệu

hóa các kẻ thù thuộc mơi trường đối nghịch và thực hiện những mục tiêu đã dự định, tuy nhiên cốt truyện khơng chấm dứt, một tình trạng bất ổn định mới sẽ xuất hiện, và nhân vật chính vẫn tiếp tục phải hành động, như trong Giông giết sư tử cứu làng Set. Còn ở trường hợp thứ ba, nhân vật diệt trừ toàn bộ

những đối tượng làm nên mơi trường đối nghịch với mình, như trong Giơng làm nhà mồ, Giông săn trâu rừng, Set xuống đồng bằng thăm bạn…, và sự

phát triển của cốt truyện lập tức dừng lại. Nhưng, với một số ít h’mon, sự tương phản của các khơng gian đối lập là khơng rõ rệt. Lấy ví dụ như Giơng

kết bạn với Glaih Phang. Trong h’mon này, Jrai cùng Lao là những nhân vật

sinh sống ở vùng đất cuối nguồn, có tính lười biếng. Tình cờ, họ lạc vào vùng đất đầu nguồn, được đón tiếp tử tế và chứng kiến thành quả lao động của con người nơi đây. Khi trở về, hai người kể lại điều đó với dân làng cuối nguồn của mình, nơi kĩ năng canh tác còn hạn chế và mùa màng hay gặp thất bát. Sau đó, nhận được lời mời của người cuối nguồn, anh em chàng Giông đã xuống thăm miền đất này và bày cho họ cách canh tác hiệu quả hơn. Kết thúc câu chuyện là những cuộc hơn nhân của trai gái hai vùng. Có thể thấy, trong tác phẩm, các nhân vật xâm nhập vào không gian không thuộc về họ một cách tương đối dễ dàng. Đúng là vẫn có sự đối lập giữa hai vùng đất, nhưng không triệt để - sự khác biệt ở đây chỉ là khả năng lao động của dân cư từng vùng. Với việc nhân

vật “vượt ranh giới”, biến cố đã xuất hiện, nhưng người vùng này vẫn được người vùng kia tiếp nhận với không một xung đột nhỏ nào. Mà biến cố, theo Lotman, được quan niệm như là cái đã xảy ra dù nó có thể khơng (nhất thiết) xảy ra, và một biến cố càng ít có khả năng xuất hiện thì càng chiếm vị trí cao trên thang độ tính cốt truyện. Ở Giơng kết bạn với Glaih Phang, việc nhân vật xâm nhập vào mơi trường khác là điều khơng khó thực hiện, do vậy tính cốt truyện mờ nhạt. Kết quả là hành động truyện hầu như không phát triển, tác phẩm thiên về dạng phi cốt truyện.

Bên cạnh những h’mon kịch tính với các cao trào xung đột và sự giải quyết xung đột, việc tồn tại những tác phẩm có tính cốt truyện thấp kiểu

Giơng kết bạn với Glaih Phang cần được lí giải như thế nào?

Có hai khả năng sau.

Thứ nhất, trong hệ thống sử thi Bahnar vốn được hình thành từ sự liên kết các truyện đơn độc lập, các h’mon như Giông kết bạn với Glaih Phang chỉ là những truyện đơn chưa/khơng hồn chỉnh, nhưng vì có cấu tạo gần giống các chỉnh thể nên nghệ nhân đã diễn xướng chúng như những tác phẩm riêng.

Thứ hai, do thiên về ý nghĩa giáo dục hoặc cung cấp tri thức - như một hệ quả của chức năng có tính ngun hợp rất rõ rệt ở các sáng tác folklore cổ

sơ - các h’mon có cốt truyện “khơng hồn chỉnh” nói trên vẫn được chấp nhận. Thính giả sẽ tiếp cận chúng ở các giá trị vừa đề cập hơn là ở giá trị thẩm mĩ.

Những người ít nhiều có trải nghiệm với sử thi mà chúng tơi phỏng vấn nhìn chung nghiêng về việc khẳng định khả năng thứ hai.

Về nhân vật

Có thể nói đến nhân vật hành động và bất hành động, nhân vật có hình

Trước hết, chúng ta hãy đề cập đến nhân vật hành động và nhân vật bất hành động.

Sự tồn tại của biến cố (hay cốt truyện), như trình bày ở trên, đã dẫn đến việc phân hoá hệ thống nhân vật của một sáng tác thành hai tuyến, nhân vật hành động và nhân vật bất hành động. Nhân vật hành động, với việc khắc phục ranh giới, luôn đi vào trường ngữ nghĩa đối cực so với điểm khởi đầu, trong khi nhân vật bất hành động bị cố định trong mơi trường quen thuộc của mình. Như vậy, nếu nhân vật phù hợp với mơi trường xung quanh nó về bản chất, hoặc khơng có khả năng tách rời khỏi nó, thì sự phát triển cốt truyện khơng diễn ra, và ngược lại [59, tr. 410 - 411]. Trong h’mon, nhìn chung nhân vật hành động là nhân vật có hành vi vượt lên trên những ràng buộc quen thuộc, hay nằm ngồi ngun tắc thơng thường “được ấn định từ trước bởi cách hiểu phi nghệ thuật về con người”. Đó có thể là những người trần đặc biệt - các anh hùng vùng đầu nguồn, cũng có thể là đối thủ của họ - những kẻ nổi loạn ở vùng cuối nguồn. Nếu những nhân vật như Giông, Giơ\... thực

hiện được điều tất cả mọi người không thể làm là lập nên những chiến cơng ngoại lệ thì những nhân vật ở tuyến đối lập như Jrai, Lao, Xor Mam... cũng khơng bó mình trong khn khổ, có điều sự “phá cách” của họ diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, với tính cốt truyện thấp ở một số tác phẩm như đã nói, trong sử thi Bahnar còn xuất hiện cả hiện tượng các nhân vật chính là những nhân vật bất hành động. Nhân vật bất hành động không phá vỡ chuẩn mực nên “chỉ di chuyển bên trong khơng gian quy định nó” mà thơi, và thường thì - như chúng tơi nhận thấy - các nhân vật này có tính cách không biến thiên.

Sau nữa, cần đề cập đến những nhân vật có dạng hình thể nhân chủng và khơng.

Nhân vật có dạng hình thể nhân chủng dĩ nhiên là con người, nhưng là nhân vật của sử thi, dù có hình thái nhân chủng, họ vẫn mang trong mình những đặc điểm khác thường. Chính sự “vừa là người, vừa khơng phải là người” này đã khiến thính giả h’mon tiếp nhận những nhân vật của nó như một đối tượng đặc biệt. Glaih Phang trong Giông bọc trứng gà mỗi lần giận dỗi cha mẹ là bỏ nhà đi, chân bước đến đâu “tiếng sấm sét vang lên đến đấy”, nhưng khi đến nhà bà Xut Lao, nhân vật lại mò cơm nguội “ăn lia lịa, chẳng khác nào con quạ nhặt cành cây làm tổ”. Hr^ Kơ Dông, Chrông Dơ X^, Hơkar Kia\k… trong Giông đánh hạ nguồn cứu dân làng là những kẻ vô dụng, sống dựa dẫm người khác, song cuộc chiến trên không giữa các nhân vật này và anh em Giông cũng đủ để “núi sập”, “đất lở”, “bóng tối phủ khắp cõi trần”… Tình tiết em trai Giơng chết đói trong rừng trên con đường đi tìm người anh mất tích, nhưng lại có thể chiến đấu dai dẳng với kẻ địch từ tháng này qua tháng khác mà không cần ăn uống trong Cọp bắt cóc Giơng thuở bé cũng khơng phải là điều gì đó mâu thuẫn, theo nhận thức của thính giả... Việc mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại đồng thời những đặc tính đời thường và khác thường ở nhân vật đã dẫn đến điều đó. Nói cách khác, theo quan niệm thẩm mĩ của người Bahnar xưa, nhân vật khơng cần lí do cho những hành động của mình. Hầu hết những người có hiểu biết về h’mon được chúng tơi phỏng vấn đồng tình rằng, trong tác phẩm sự việc diễn ra theo cách này hay cách kia khơng nhất thiết vì trong hiện thực sự việc diễn ra như thế mà là bởi theo quy luật tư duy của thời đại thì nó được hình dung như thế.

Như những tác phẩm sử thi cổ sơ nói chung, h’mon có một dạng nhân vật nữa, khơng có hình thể nhân chủng. Dạng nhân vật này, xét ở khía cạnh nhất định, là hình ảnh ẩn dụ của các hiện tượng tự nhiên đầy hiểm nguy mà tầm kiểm soát của con người chưa vươn tới. Rắn thần “thân nằm dưới đáy biển, đầu trên bờ, rình nuốt trâu bị vùng cuối sơng xứ Lào, xứ Kinh”; cá thần

“vây giương lên chót vót tận mây xanh”, “trên lưng cây cỏ mọc như rừng”; cọp thần “thân to bằng quả đồi”, “mỗi khi cất tiếng gầm lá cây rụng xuống ào ào”… là sự hình tượng hóa những thử thách mà con người gặp phải trong quá trình chinh phục tự nhiên. Theo Gusev, “những tác phẩm sử thi của xã hội tiền giai cấp phản ánh sự thống nhất toàn bộ lạc, cuộc đấu tranh của tập thể người chống lại những lực lượng của thiên nhiên thù địch với nó hoặc những kẻ thù thuộc một bộ lạc khác được hiện thân ở hình tượng những quái vật có dạng động vật và dạng người…” [34, tr. 42]. Một nhận định tương tự cũng được Meletinsky đưa ra, rằng “kẻ thù trong sử thi cổ sơ thông thường là bọn quỷ sứ, lũ khổng lồ, lũ quái vật thần thoại mà trong hình ảnh của chúng cũng như trong các hình ảnh folklore cổ xưa đã phản ánh tính hỗn hợp khái niệm về sức mạnh thiên nhiên và về những kẻ thù lịch sử của bộ tộc…” [73, tr. 432]. Việc tồn tại các nhân vật khơng có dạng hình thể nhân chủng trong h’mon cho thấy

rõ tính chất của sử thi cổ sơ, loại sáng tác mà trong đó, theo Meletinsky, hồi ức của nhân dân cịn mang lớp vỏ kì ảo thay vì được thể hiện qua việc miêu tả các nhân vật và sự kiện lịch sử như ở sử thi cổ đại.

Như vậy, có thể thấy, bối cảnh lịch sử - xã hội đã có những ảnh hưởng đến cách cấu tạo cốt truyện và nhân vật của h’mon.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 59 - 64)