thống của các tộc người thiểu số tại chỗ đã giảm bớt sự cực đoan, song vấn đề vẫn chưa thể được giải quyết một cách bản chất, và thực sự vẫn “cịn sớm để nói đến một xu hướng thích nghi và hội nhập” [49, tr. 10 - 11].
đời nhất ở cao nguyên nước ta. Như ta biết, tín ngưỡng là yếu tố cơ tầng của mọi nền văn hoá, đồng thời là một trong những dấu hiệu để cố kết dân tộc và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, vì thế khi các chức năng của tín ngưỡng truyền thống mất đi thì người Bahnar cũng sẽ mất phương tiện để duy trì và tái sản xuất ra một phần bản sắc văn hoá - xã hội của họ, và đó là điều rất đáng tiếc! Tình trạng của sử thi chính là một ví dụ. Gắn bó với tín ngưỡng cổ truyền, sử thi gặp phải thách thức lớn khi thế giới quan của người dân thay đổi, điều này đang diễn ra rất rõ nét ở địa bàn có nhiều người Bahnar mới theo đạo. Khi được hỏi có tin vào thế giới thần linh của sử thi như của Kinh thánh hay không, một đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là tín đồ mới ở huyện Đắc Đoa, Gia Lai đã tỏ vẻ lưỡng lự trước khi đáp rằng: “Câu chuyện trong sử thi có lẽ là cũng có thật!”, song sự lưỡng lự của bà thực ra đã là câu trả lời; trong khi đó một người khác ở cùng huyện phát biểu thẳng thắn hơn: “Theo đạo rồi thì tin đạo!”, cịn mẹ vợ của người này, gặp chúng tôi sau một buổi đi lễ ở Mang Yang về, thì nói rất đơn giản và dứt khốt: “Những chuyện trong h’mon là sai, Kinh thánh mới đúng!”... Sự thay đổi niềm tin thực sự đã là một tác nhân trong việc những người theo đạo khơng cịn mặn mà với sử thi - khi niềm tin khơng cịn thì nền tảng cho những sinh hoạt nghệ thuật gắn liền với tín ngưỡng cũ của họ, mang tính chất ngợi ca những vị thần của xã hội truyền thống, cũng khơng thể cịn được nữa. Thật có lý khi một cán bộ quản lí đã nghỉ hưu của ngành văn hóa ở đây than phiền với chúng tơi: “Chỉ riêng việc Tin lành không cho giáo dân tham gia vào nghi lễ dân tộc là đủ để làm mai một văn hóa truyền thống rồi!”
Tóm lại, với tất cả những thực trạng vừa đề cập đến, chúng ta phải thừa nhận rằng sử thi Bahnar nói riêng (và cả sử thi Tây Nguyên nói chung nữa) đến nay khơng thể và khơng cịn cơ hội là “sử thi sống” với đầy đủ tính chất truyền thống, như nó thực sự đã là cách đây vài thập kỉ.
3.2. TÌNH HÌNH BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY DI SẢN SỬ THI BAHNAR BAHNAR
3.2.1. Các chủ trương, chính sách có liên quan
Trước hết, như ta biết, năm 1989 là năm tổ chức UNESCO đưa ra
Khuyến nghị về việc bảo tồn văn hoá truyền thống và văn hoá dân gian
(Recommendation on the Safeguading of Traditional Culture and Folklore), với mong muốn các quốc gia trên thế giới có những giải pháp tích cực đối với di sản văn hoá phi vật thể nằm trong lãnh thổ của mình [177]. Thập niên đầu thế kỉ XXI, một chương trình có tên Những kiệt tác di sản văn hoá truyền
miệng và phi vật thể (Masterpiece of the Oral and Intangible Herigate) đã
được UNESCO xây dựng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể của nhân loại, với nhiều lần công bố danh sách kể từ năm 2001 đến nay (bên cạnh Danh sách các kiệt tác di
sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể, hiện được gọi là Danh sách di sản
văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, UNESCO còn xây dựng cả Danh
sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp). Năm 2001, Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hoá (Universal Declaration on Cultural Diversity) của UNESCO ra đời [178]. Năm 2003, Đại hội đồng UNESCO đã
biểu quyết và thông qua Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá phi vật
thể (Convention for the Saferguarding of the Intangible Cultural Heritage)
[179], với định nghĩa về khái niệm này như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể” là các tập quán, các hình thức thể hiện, các biểu đạt, tri thức, kĩ năng - cũng như các công cụ, vật thể, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa đi kèm - mà các cộng đồng, các nhóm và, trong một số trường hợp, các cá nhân thừa nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Di sản văn hóa phi vật thể này, cái truyền qua các thế hệ, không ngừng được tái tạo bởi các cộng
đồng, các nhóm trong sự đáp ứng lại môi trường và các mối quan hệ với tự nhiên và lịch sử của họ, đưa lại cho họ ý thức về bản sắc và sự kế thừa, do đó thúc đẩy sự tơn trọng đối với tính đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Bởi những mục đích của Cơng ước, chỉ giới hạn xem xét những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như với những yêu cầu của sự tôn trọng qua lại giữa các cộng đồng, các nhóm và các cá nhân, và của sự phát triển bền vững [179, tr. 2].1
Và đến năm 2005, Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của
các biểu đạt văn hóa (Convention on the Protection and Promotion of the Diversity of Cultural Expressions) đã được UNESCO đưa ra [180]. Mặc dù là chủ đề của một số tranh luận nhất định2, những việc làm trên có ý nghĩa ghi nhận tầm quan trọng của di sản văn hoá phi vật thể và tạo ra một chương trình hành động chung trên tồn thế giới cho việc bảo tồn và phát huy chúng.
Ở Việt Nam, năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được ban hành với quan điểm đổi mới, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc nhìn nhận vai trị của văn hóa đối với sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước. Trên cơ sở xem văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí là “nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”, Nghị quyết đã xác định những nhiệm vụ cụ thể liên quan đến việc bảo tồn,