ngưỡng đa thần” [39, tr. 242]. Đây chính là thời điểm mà về cơ bản, nền kinh tế cộng sản truyền thống cịn là chủ đạo và nền văn hố tương ứng cũng đang còn sức mạnh. Sự xuất hiện của người Pháp có làm thay đổi Tây Nguyên, nhưng lại chưa làm thay đổi đáng kể cuộc sống của người dân, có chăng bên cạnh bộ máy truyền thống điều khiển theo tập tục xuất hiện thêm một bộ máy thực dân, để đôn đốc việc bắt phu, thu thuế [125, tr. 50]. Mặc dầu hệ thống đồn điền với quy mô sản xuất lớn, tập trung và chun mơn hố ở trình độ cao đã được chính quyền thực dân thiết lập trên khoảng 10% diện tích đất đỏ Tây Nguyên (xấp xỉ 160.000 ha), việc này hầu như khơng tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số tại chỗ, vì lao động chủ yếu được mộ từ những vùng đông dân của duyên hải miền trung [112, tr. 138 - 139]. Cùng với sự xuất hiện kinh tế đồn điền, một số đơ thị cũng hình thành như Đà Lạt, Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, mà đại đa số cư dân lại là người Việt (công chức, binh lính, người bn bán, làm nghề thủ cơng - dịch vụ...) [125, tr. 46]. Vì thế, “cho đến Cách mạng tháng 8, chính quyền thực dân chỉ mới xác lập được ở các thị trấn, thị xã, dọc đường quốc lộ” [125, tr. 55]. Sử thi, tất nhiên, đang được diễn xướng như một sinh hoạt không thể thiếu của cộng đồng.
Giai đoạn 1945 - 1954 tiếp theo sau nhìn chung cũng là sự nối dài thực trạng trên. Trong bối cảnh khơng gian văn hóa đặc thù tiếp tục được duy trì, việc hát kể sử thi của người Tây Nguyên vẫn diễn ra với nếp cũ. Theo những gì thân nhân của A Kuonh, nghệ nhân sử thi vừa mất cách đây một vài năm ở độ tuổi 100, cho chúng tơi biết thì ơng đã thường xun hát kể h’mon trong giai đoạn này. Người nghệ sĩ múa lão thành mà chúng tơi có lần nhắc đến cũng khẳng định trong suốt tuổi thơ đã thường chứng kiến cảnh dân làng tụ tập “đông nghịt” ngôi nhà rông để nghe hát kể h’mon - khoảng đầu những năm 50, cịn bản thân ơng thì, như nhiều thiếu niên Bahnar khác, đã tham dự những
buổi hát kể h’mon là “nghe bằng hết”, nhiều khi quên cả đói và chỉ đến khi về nhà mới “lục cơm nguội để ăn”!
Những thập niên sau Hiệp định Genève (1954 - 1975) có lẽ mới là khoảng thời gian mà xã hội cổ truyền của các tộc người Tây Nguyên trải qua những biến động:
Có nhiều thay đổi trên địa bàn Tây Nguyên. Nhiều hiện tượng phân hoá trong cộng đồng các cư dân, bởi chiến tranh và sự can thiệp từ bên ngoài vào. Cụ thể, nhiều cộng đồng làng buôn phân tán bởi một số dân bị dồn vào ấp chiến lược, ở chung đụng với nhiều dân tộc khác, hiện tượng đa huyết thống, đa văn hoá xảy ra. Số dân khác theo cách mạng chạy vào ở lẫn trong hang đá, rừng già. Thời gian này, cư dân trong mỗi buôn - plei thường phân rã thành các nhóm nhỏ khác nhau. Trung bình một làng ở Tây Nguyên có thể phải di dời chỗ ở bảy đến tám lần trong thời gian chiến tranh cho đến ngày hồn tồn giải phóng [39, tr. 242].
Mặc dù vậy, những hình thức của quan hệ sản xuất mới chưa thật sự chi phối nền kinh tế của đồng bào. Tổ đổi công và hợp tác tương trợ ở vùng căn cứ, vùng giải phóng... hay các cơ sở kinh tế tư bản nơng, công, lâm nghiệp quy mô nhỏ của giai cấp hữu sản ở vùng ven thị, thuộc sự kiểm sốt của chính quyền Sài Gịn chỉ hình thành tại một số khu vực nhất định. Kinh tế Tây Nguyên vẫn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tự nhiên1. Tại một số đông vùng nông thôn, nhất là vùng hẻo lánh, “tác động của đồng tiền còn yếu ớt”, “tư tưởng tư hữu còn mới lạ” và “cơ chế xã hội cổ truyền chưa bị lung