Lí thuyết chức năng được chúng tơi sử dụn gở đây, nhưng vẫn đặt nó dưới góc nhìn lí thuyết chung của đề tài.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 74 - 76)

các cơng trình của E. Durkheim, F. Giddens, H. Becker, H. Schmalenbach, G. Gurvitch, C.H. Cooley, T. Parsons… - nhất là Durkheim. Nó mơ tả “những hình thức quan hệ và quan niệm về trật tự, khơng xuất phát từ các tính tốn lợi ích có tính riêng lẻ và được thoả thuận theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát hơn” [29, tr. 98]. Theo đó, cộng đồng trước hết không phải một thực thể cụ thể mà là một nguyên lí tổ chức [29, tr. 99].

Làng Bahnar truyền thống, có thể nói, mang tính chất một cơng xã theo đúng nghĩa: “tổ chức cuộc sống và lao động theo cộng đồng”, “một phần có sở hữu chung”, “phân cơng vai trị bình đẳng”, “giáo dục phi chuyên quyền”, “liên kết thiên về tình cảm”... [29, tr. 98]. Đây là cộng đồng được tạo nên bởi ý

chí bản thể (tự nhiên) thay vì ý chí lựa chọn, với ba kiểu gắn bó: huyết thống,

tinh thần và địa điểm cư trú, mà trạng thái trật tự được kiểm sốt bởi tập tục và truyền thống, cịn cơ sở kinh tế là sở hữu chung về đất đai. Cái cuối cùng đặc biệt có ý nghĩa, vì như ta biết, tính tập thể của hoạt động sản xuất chính là một cơ sở quan trọng của tâm lí tập thể. Lịch sử là sự mất mát ngày càng lớn của các cộng đồng kiểu này như một quá trình “khơng thể đảo ngược” [29, tr. 99], tuy nhiên công xã đã song hành với người Bahnar trong một thời gian không nhỏ, và trong nhiều thế kỉ, h’mon chính là một yếu tố tinh thần quan trọng góp phần duy trì và phát triển tính tồn vẹn của nó.

Ở đây, chúng tơi hiểu “liên kết cộng đồng” theo cùng cách hiểu khái niệm “đồn kết xã hội” mà Durkheim đưa ra trong cơng trình nổi tiếng của ơng về sự phân công lao động trong xã hội. Dùng khái niệm này để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau và với xã hội, Durkheim phân biệt hai hình thức chính của nó là “đồn kết cơ học” và “đoàn kết hữu cơ”. Thuật ngữ đầu chỉ các xã hội được tổ chức dựa trên niềm tin và tình cảm chung ở mọi thành viên, trong đó ý thức tập thể chi phối tối đa hành động của mỗi người,

và vì thế cá tính bị triệt tiêu [145, tr. 83 - 84]1. Thuật ngữ sau chỉ các xã hội được tổ chức trên cơ sở chun mơn hóa về lao động, trong đó mọi thành viên phụ thuộc vào nhau, nhưng ngược lại, ý thức cá nhân cũng phát triển mạnh mẽ hơn [145, tr. 85]2. Như vậy, nếu kiểu đoàn kết xã hội cơ học giả định rằng mỗi cá nhân trong cộng đồng giống với những người cịn lại, thì kiểu đồn kết xã hội hữu cơ lại giả định rằng mỗi cá nhân là khác nhau, hay nói cách khác, ở dạng thứ nhất, cá nhân gắn kết với xã hội khơng qua trung gian, cịn ở dạng thứ hai, cá nhân phụ thuộc vào xã hội bởi vì anh ta phụ thuộc vào những bộ phận dẫn tới việc tạo thành nó [145, tr. 83 - 85].

Cơng xã Bahnar thuộc về kiểu liên kết cơ học. Với nền kinh tế tự cung tự cấp, sự tương tác và phụ thuộc giữa các cá nhân và các nhóm diễn ra khơng phải trên kết quả phân công lao động, mà trên các giá trị tinh thần chung. Đó là sự ràng buộc không hề lỏng lẻo. Tuy F. Engels khẳng định việc “khơng có qn đội, hiến binh và cảnh sát, khơng có q tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan tịa, khơng có nhà tù, khơng có những vụ xử án” là đặc điểm nổi bật của xã hội thị tộc, nhưng rõ ràng, các hệ thống giá trị và chuẩn mực tồn tại ở bên ngoài cá nhân vẫn thực sự có khả năng kiểm sốt, cưỡng chế hành động xã hội từ bên trong. Thứ quyền lực bên trong, ở trường hợp này, còn mạnh hơn cả quyền lực từ bên ngoài, bởi tư tưởng tự do cá nhân đã bị ý thức cộng đồng của công xã - trong mỗi con người - lấn át và thậm chí xóa bỏ hồn tồn3. Nói tóm lại, vai trị quan trọng của nền văn hoá Bahnar là đáp ứng nhu cầu của

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 74 - 76)