Trong “Tri thức địa phương sự tiếp cận lí thuyết” cơng bố trên Tạp chí Dân tộc học năm 2005 [37], tác giả của bài viết mà sau này được dẫn lại khá nhiều lần bởi các nghiên cứu có liên quan, Trần Hồng Hạnh, đã lược

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 80 - 85)

của bài viết mà sau này được dẫn lại khá nhiều lần bởi các nghiên cứu có liên quan, Trần Hồng Hạnh, đã lược bỏ một số cụm từ khi dịch định nghĩa của Mugabe, và sự lược bỏ này có ảnh hưởng đến nội dung của nó.

trình lao động của cư dân, dần được hoàn thiện và bảo lưu thơng qua sự truyền miệng trong gia đình, làng xóm hoặc thơng qua tục ngữ, sử thi và các luật tục (Hoàng Xuân Tý [123, tr. 12]); 2. Là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống, và vì vậy chỉ tồn tại trong từng điều kiện môi trường cụ thể (Nguyễn Duy Thiệu [100, tr. 206 - 207]); 3. Là toàn bộ vốn tri thức của một tộc người nhất định được tích lũy, chọn lọc và lưu truyền, phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống để tộc người đó sinh tồn, phát triển và thích nghi trước những biến đổi, và/hoặc là tri thức của các cộng đồng tộc người cùng cộng cư trong một vùng sinh thái hay một vùng văn hóa nhất định, phản ánh xu hướng giao lưu và biến đổi văn hóa hay thích nghi văn hóa giữa các tộc người (Phạm Quang Hoan [40, tr. 87]); 4. Là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mơ lãnh thổ khác nhau, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với mơi trường xã hội, được định hình dưới nhiều dạng thức, được truyền thụ qua trí nhớ cùng thực tiễn sản xuất và thực hành, hướng đến việc chỉ dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội cũng như quan hệ giữa con người với thiên nhiên (Lê Trọng Cúc [12, tr. 215])… Nói chung, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước về cơ bản có sự gặp gỡ ở cách nhìn nhận tri thức dân gian là hệ thống kiến thức của một cộng đồng tại khu vực địa lí cụ thể, được tạo dựng trực tiếp từ quá trình lao động của cư dân, được hoàn thiện và trao truyền thơng qua sự truyền miệng trong gia đình, làng xóm, vì thế thích nghi với đặc điểm văn hố và mơi trường tộc người.

Như ít nhiều đã nói đến trong phần trình bày về nội dung của h’mon, do một số nguyên nhân mà trong đó có nguyên nhân quan trọng là chưa sáng tạo được chữ viết, với người Bahnar các sáng tác truyền miệng có vai trị hết sức quan trọng trong việc cung cấp kinh nghiệm hoạt động thực tiễn qua các tri

thức được bảo lưu. H’mon, vì thế, chứa đựng trong nó một khối lượng tri thức dân gian rất đáng chú ý.

Có nhiều loại tri thức dân gian khác nhau trong h’mon, ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số tri thức về mưu sinh và về xã hội là những cái được nó thể hiện rõ nét hơn.

H’mon chứa đựng hiểu biết phong phú của người Bahnar về các hoạt

động mưu sinh, trong đó nơng nghiệp tất nhiên là hoạt động quan trọng nhất. Kĩ thuật phát rừng, đốt rẫy, trỉa lúa, xen canh các loại rau quả và cây tiêu dùng bên cạnh cây lương thực chính, làm cỏ, bảo vệ rẫy, thu hoạch… được nhắc tới ở nhiều tác phẩm, ví dụ như Giơng cứu đói dân làng mọi nơi, Giông đạp đổ

núi đá cao ngất, Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có, Giơng kết bạn với Glaih Phang, Giông cưới nàng khỉ... Trong Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có, cách sử dụng đất hợp lí được nói khá rõ: “… chỗ đất nào khơng trồng

được lúa ta sẽ trồng mì, khi khơng trồng được mì thì chuyển sang trồng đậu, khi khơng trồng được đậu thì lại tìm cây khác trồng vào, đừng bỏ đất trống. Hãy phát rẫy trên những khoảng đất rộng hơn để có thể luân phiên chuyển chỗ trồng hoa màu, khỏi phải bỏ phí chỗ rẫy anh em đã phát dọn từ mùa trước!”. Trong Giông kết bạn với Glaih Phang, kiểu canh tác mới được khuyến khích: “Khi đốt rẫy xong, chúng ta không nên làm theo cách cũ nữa! Chúng ta chớ nên gieo hạt ngay khi có mưa mà phải cuốc đất lên rồi mới gieo hạt xuống”. Trong Giơng cứu đói dân làng mọi nơi, thời điểm thích hợp để bắt đầu một mùa vụ được lưu ý: “Khi có tiếng sấm sét, mưa đổ xuống, anh em đừng qn cầm cuốc ra đồng!”. Cịn trong Giơng đạp đổ núi đá cao ngất, việc nhân vật chính khéo léo xen canh các loại dưa (dưa nước, dưa gang, dưa hấu…) và bí (bí đao, bí đỏ…) trên rẫy lúa của mình rất được khen ngợi. Bên cạnh đó, h’mon cũng chứa đựng các tri thức về nghề thủ công và khai thác nguồn lợi thiên nhiên. Cụ thể hơn, ở các mức độ khác nhau, có thể nói đến kinh nghiệm làm nhà rông, làm nhà mồ, làm thuyền… trong Giơng leo mía

thần, Anh em Glang Mam, Giơng làm nhà mồ, Giơ\ hao jrang…, đan lát và

dệt vải trong Giông đánh hạ nguồn cứu dân làng, Giông dẫn các cô gái đi

xúc cá, Giông kết bạn với Glaih Phang…, săn thú trong Giông đi săn chém cọp của Dăm Hơ Dang, Giông săn trâu rừng…, đánh bắt thuỷ sản, hái rau,

đào củ rừng trong Giông, Giơ\ mồ côi từ nhỏ, Giông bọc trứng gà, Cọp bắt

cóc Giơng thuở bé, Chàng Kơ Tam Gring Mah v.v…

H’mon còn phản ánh những tri thức đa dạng của người Bahnar về văn

hoá xã hội, văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá tinh thần và kinh nghiệm quản lí cộng đồng. Vì khơng thể đề cập hết, chúng tôi muốn dừng lại ở hai đề tài thú vị, hay được nhắc tới trong văn hóa đảm bảo đời sống là “ăn” và “mặc”.

Thiên nhiên đã ưu đãi trao tặng cho người Bahnar những suối hồ đầy sản vật, những cánh rừng nhiều chim thú, những mảnh đất màu mỡ dễ trồng tỉa hoa màu, rau quả,… để họ có thể sáng tạo nên phong cách ẩm thực khá độc đáo của mình. H’mon, vì vậy, nhiều lần nói đến cách chế biến các món ăn dân dã mà không kém phần hấp dẫn của đời thường, cũng như các món ăn tinh tế, cầu kì vốn chỉ làm vào dịp tiếp khách hay lễ lạt. Đó có thể đơn giản là món cà đắng nấu với lá é hoặc thịt chuột, món thịt khơ nấu với đồ chua cay (Giơng leo mía thần), món lá bèo non xé lấy lõi nấu với tép riu, cá nhỏ (Giơng cứu đói dân làng mọi nơi), món cải muối chua (Giơng cưới nàng khỉ), món cá nấu với các loại rau rừng (Giông dẫn các cô gái đi xúc cá), món canh nhái (Set xuống đồng bằng thăm bạn), món nòng nọc và ruột cá nướng (Giông đi địi nợ), món cháo măng le (Giơng nhờ ơn thần núi làm cho giàu

có), món thịt khơ nấu với lá sắn, cà nấu với mắm thịt sóc (Giơng lấy nàng Bia Phu), món cá trê, cá tràu khơ nướng (Giơng cưới nàng khỉ), món rau má, rau

lang và bắp chuối nấu với chuột, món ếch và cua trộn rau rừng nướng (Giơng săn trâu rừng)… Đó cũng có thể là các thức được xem là sang hơn cho những

ngày đặc biệt: “Các món ăn ngon bày ra la liệt trên sàn. Gà rừng băm nhỏ cũng có, chặt từng miếng cũng có. Món thịt nướng bỏ ống vừa miệng tất cả

mọi người…” (Giông ngủ ở nhà rông của làng bỏ hoang), “Nhổ lông xong, rửa sạch (gà) rồi Giông bắt đầu chặt thành từng miếng nhỏ, ướp muối ớt trộn với các gia vị mùi, hành ngò, rau răm thái nhỏ” (Bia Phu bỏ Giông), “Người

nhà Bia Pơ Đưh nấu những món thật dễ nuốt để các già làng ăn được. Món huyết trộn với thịt nạc băm, món lịng trâu tơ trộn với da băm nhỏ... các già làng đều thích”, “Thức ăn bày ra (…) đủ món. Có cả món tiết dê trộn với da và xương sụn băm nhỏ nướng chín trong ống lồ ô rồi bày lên lá” (Giông dẫn

các cô gái đi xúc cá), “Thui lợn xong họ mổ, xẻ, bằm… trộn với các rau thơm

và gia vị, nấu, nướng thật ngon” (Giơng đi tìm vợ), “… các cơ gái lo giã lá chua để trộn cùng thịt mỡ, bọc vào lá bắp cải khô, nướng lên để làm thịt tái” (Giơng cưới nàng khỉ), “Họ làm lịng, tim, gan…, thái lát nhỏ và ướp với các gia vị rồi đem nướng bắp khô, giã nát thành bột để trộn chung…” (Giông,

Giơ\ mồ côi từ nhỏ)... Về cách chế biến món ăn là như vậy, cịn về cách chế

biến đồ uống thì khơng thể khơng nói đến kinh nghiệm làm rượu ghè của họ: “Ủ rượu làm bao nhiêu cũng được, (…), ủ lâu càng ngon. Khi cơm rượu trong ghè đã vơi, ta có thể nấu cơm rượu khác đổ thêm cho đầy. Nhưng đừng quên một điều là hãy bịt miệng ghè lại cho kín, cột lại cho chặt. Chớ để nó bay hơi! Như thế rượu không bao giờ bị hư!” (Bia Phu bỏ Giông). Trong cuộc sống tự cung tự cấp của mình, người Bahnar cũng rất quan tâm tới việc bảo quản thực phẩm. Ngay với việc chế biến thực phẩm, họ vẫn ưa nướng hơn, vì “đã nướng trong ống lồ ơ, nứa thì dù để lâu bao nhiêu ngày cũng khơng thiu, không thối”. Cách bảo quản thực phẩm quen thuộc được nói đến trong h’mon là làm khơ (măng, thịt…) và muối (cà, rau…). Tóm lại, nền ẩm thực của người Bahnar phản ánh trong sử thi cho thấy sự thích ứng với những điều kiện của mơi trường sinh thái, được đặc trưng bởi hệ động thực vật độc đáo, đa dạng - kết quả phân hóa tự nhiên khí hậu và thổ nhưỡng thành nhiều tiểu vùng khác

nhau, cũng như sự tận dụng triệt để các sản phẩm của nền sản xuất nhỏ gắn với nương rẫy1.

H’mon cũng cho thính giả biết một cách ăn mặc như thế nào là đẹp, theo

tiêu chí cộng đồng. Cái mà ngày nay ta gọi là thời trang, hay sự đáp lại mong muốn của con người trong việc điều hòa “nỗi căng thẳng” giữa một bên là sự thể hiện cái tôi và một bên là sự phụ thuộc của chính họ vào một tập thể lớn theo như cách định nghĩa thú vị của G. Simmel, là điều chưa xuất hiện trong xã hội này. Nói cách khác, trang phục còn chưa phải là chỗ biểu lộ cá tính2. Vì thế, những tri thức về việc ăn mặc mà h’mon cung cấp cho thính giả chủ yếu nằm ở tính xã hội chứ khơng phải tính vật chất của trang phục. Trước hết, như một lẽ tất nhiên, h’mon yêu cầu trang phục phải phù hợp với giới tính. Cũng là làm đẹp, nhưng trang phục cần tạo nên những vẻ đẹp khác nhau ở nam và nữ. Ví dụ, đây là cách ăn mặc mang lại vẻ dũng mãnh, hiên ngang cho người con trai: “mặc áo da thú, lấy lơng cơng chít lên đầu” (Cọp bắt cóc Giơng thuở bé), “cắm trên tóc cây kim bằng bạc, thắt dây lưng cũng bằng bạc, đeo dao ngắn cán bằng ngà voi…” (Giông dẫn các cô gái đi xúc cá)… và đây là cách phục trang đem đến vẻ nữ tính, gợi cảm cho người con gái: “mặc chiếc váy ngắn xuống tới nửa bắp chân, (…) đằng sau mông thêu dệt rất đẹp” (Giông đánh quỷ Bu\ng Lu\ng), “đeo hoa tai và vòng cổ bằng vàng, vịng tay bằng bạc…”

(Giơng ngủ ở nhà rơng của làng bỏ hoang)…, mà h’mon đồng tình. Sự phân biệt đang đề cập nằm trong ý thức thường trực của người Bahnar nói chung, vì việc xã hội hóa về giới qua trang phục được họ thực hiện nghiêm ngặt ngay cả với những đứa trẻ nhỏ nhất (chẳng hạn, theo tư liệu dân tộc học, người Bahnar “không bao giờ cho bé trai mặc một cái váy, ngay cả vì lí do thuận tiện” [32, tr.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w