TRẢ LƯƠNG CHO NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 171)

ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC 7.1 ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC

TRẢ LƯƠNG CHO NHÂN VIÊN

Xí nghiệp may mặc Bắc Hà là nơi quy tụ nhiều thợ giỏi của thành phố. Quần áo của trẻ em và sơ mi nam nữ là những sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp. Công nhân của xí nghiệp đoàn kết, gắn bó với xí nghiệp. Hai năm trước đây, hàng may mặc nhập lậu ồ ạt tràn vào thành phố. Đặc biệt hàng may mặc Trung Quốc có chất lượng kém hơn nhưng giá cả lại rẻ hơn hẳn so với sản phẩm của Bắc Hà, do đó sản phẩm của Bắc Hà

bị ứ đọng nhiều, doanh thu và lợi nhuận giảm sút hẳn. Công nhân của xí nghiệp đã chấp thuận giảm lương 20% để không có công nhân nào phải nghỉ việc.

Đầu năm nay, tình hình của xí nghiệp đã thay đổi căn bản. Ban giám đốc của xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng có quy mô lớn và lâu dài với nhiều công ty nước ngoài. Đồng thời, ông Mạnh, giám đốc công ty cũng được biết nhiều xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đang tích cực sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút những thợ giỏi trong thành phố.

Ông Mạnh rất băn khoăn trong việc lựa chọn một trong hai phương án:

1. Giữ định mức như cũ và tăng đều đơn giá tiền lương để tất cả mọi nhân viên đều được tăng thu nhập, bù lại phần tiền lương bị giảm trước đây. Với phương án này, giám đốc không muốn mất đi bầu không khí tâm lý tập thể thân mật, thoải mái trong xí nghiệp.

2. Thay đổi cấu trúc đơn giá tiền lương, tạo đơn giá lũy tiến, có lợi cho các thợ giỏi. Lương của loại thợ trung bình sẽ tăng chậm, nhưng lương của thợ giỏi sẽ tăng nhanh. Điều này giúp chp xí nghiệp giữ được những “bàn tay vàng” cho xí nghiệp. Ông Mạnh biết rõ thế mạnh của xí nghiệp là sản phẩm có chất lượng cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào những bàn tay vàng của những người thợ giỏi. Tuy nhiên, theo phương án này, quan hệ lao động có thể có những thay đổi rất bất lợi. Ông Mạnh có thể lượng đoán được những gì có thể xảy ra ở một xí nghiệp mà hơn 905 công nhân là nữ.

Câu hỏi: Nếu ở cương vị của ông Mạnh, anh (chị) sẽ quyết định trả lương cho nhân viên của xí nghiệp Bắc Hà như thế nào? Tại sao?

Tình huống 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 171)