Tiền thưởng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 156)

ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC 7.1 ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC

7.2.1.2. Tiền thưởng

Tiền thưởng là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định.

Tiền thưởng cùng với tiền lương hình thành nên thu nhập của người lao động. Tiền thưởng là một công cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả cao nhất. Tác dụng: tương tự tiền lương

Phân loại

Thưởng năng suất, chất lượng tốt: Áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thưởng do tiết kiệm vật tư, nguyên liệu: Áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Thưởng do sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: Áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra phương pháp làm việc mới có tác dụng nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: Áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Hình thức này được áp dụng trả cho nhân viên vào cuối mỗi quý hoặc nửa năm hoặc cuối năm theo cách thức tổng kết hoạt động kinh doanh.

Thưởng do hoàn thành tiến độ sớm so với quy định: Áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp.

7.2.1.3. Cổ phần

Hình thức chủ yếu được áp dụng là quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động.

Người lao động trong doanh nghiệp thường nhận được ưu đãi về giá: giá thấp hơn giá trúng thầu bình quân trong các đợt IPO; hội đồng quản trị giành riêng một phần để bán cho người lao động (thường là vài phần trăm tổng lượng cổ phiếu phát hành).

Ví dụ: Bảo Việt, Bảo hiểm dầu khí, PVFC…

Một hình thức khác nữa là thưởng cổ phiếu và trái phiếu. Trong đó, thưởng cổ phiếu là hình thức thường áp dụng đối với cán bộ cao cấp hoặc những người có năng lực đặc biệt nhằm giúp họ gắn bó lâu dài với công ty. Hình thức này được áp dụng tốt khi công ty còn đang trong giai đoạn khởi đầu. Người được thưởng sẽ cảm thấy được động viên đóng góp cho sự phát triển của công ty vì 0,1% cổ phiếu họ được thưởng hiện nay sẽ có giá trị rất lớn trong 10 năm tới. Có thể đưa ra các điều kiện cam kết khi trao cổ phiếu.

+ Thưởng trái phiếu: Hình thức này khác với hình thức thưởng khác là tiền sẽ được giữ lại công ty và người được hưởng được hưởng lãi. Tuy nhiên người được hưởng vẫn có thể đi cầm cố, thế chấp, bán lại… Hình thức này có thể làm gia tăng độ cam kết của người được thưởng với công ty và giúp ổn định khả năng chi trả của công ty.

7.2.1.4. Phụ cấp

Phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường.

Tác dụng: Tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế.  Các hình thức

Phụ cấp trách nhiệm công việc: Nhằm áp dụng cho những cán bộ đảm trách các vị trí quản lý hoặc chịu tránh nhiệm chính về công việc trong doanh nghiệp.

Phụ cấp thâm niên: Nhằm công nhận sự trung thành và khuyến khích sự gắn bó của các cán bộ nhân viên, hướng tới việc xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng về hoạt động của doanh nghiệp.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Nhằm đền bù cho các cán bộ, nhân viên đảm nhận những vị trí công tác trong môi trường độc hại, đối tượng được do công đoàn đề xuất.

Phụ cấp khu vực: Phụ cấp đắt đỏ áp dụng cho CBNV làm việc tại khu vực có mức giá cao và tại các khu vực thị trường khó khăn như miền núi, tỉnh xa.

Phụ cấp thu hút: nhằm trả cho các cán bộ nhân viên đảm nhận những chức vụ đang bị thu hút hay khan hiếm trên thị trường lao động hoặc những chức vụ doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong công tác tuyển dụng. Mức phụ cấp áp dụng cho từng trường hợp Cụ thể do giám đốc quyết định theo đề nghị của

Trưởng phòng nhân lực, tối đa không quá 100% lương cơ bản. Trường hợp khác do Hội đồng quản trị quyết định. Mức phụ cấp thu hút sẽ được điều chỉnh dựa trên hoạt động của thị trường lao động và tình hình khan hiếm nhân lực cho từng chức vụ cụ thể.

Phụ cấp đặc thù: Phụ cấp này dùng để điều chỉnh tăng lương của một số nhân viên mà không tăng bậc lương. Cụ thể được sử dụng cho các trường hợp làm kiêm nhiệm, quyền, lái xe do phải làm ngoài giờ nhiều, hoặc trong các trường hợp phải luân chuyển cán bộ đi làm những nhiệm vụ đặc thù. Mức độ cấp do giám đốc nghiên cứu và quyết định.

7.2.1.5. Trợ cấp

Trợ cấp là khoản tiền mà doanh nghiệp trao cho người lao động trong những hoàn cảnh khó khăn (nghỉ sinh con, gia đình nghèo, gia đình neo đơn…)

Tác dụng: Giúp nhân lực khắc phục được các khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể

Cách thức chi trả: Khi lao động có nhu cầu  Các hình thức trợ cấp Bảo hiểm Trợ cấp y tế Trợ cấp giáo dục Trợ cấp đi lại Trợ cấp nhà ở Trợ cấp đắt đỏ Trợ cấp xa nhà 7.2.1.6. Phúc lợi

Phúc lợi là những lợi ích mà người lao động nhận được không phụ thuộc vào sự đóng góp hay thành tích hoàn thành công việc của họ.

Tác dụng: Giúp người lao động có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình

Phúc lợi thường được cấu thành từ 2 bộ phận:

Phúc lợi theo quy định của pháp luật: giúp người lao động duy trì mức sống tối thiểu

Phúc lợi tự nguyện của doanh nghiệp: tạo ra sự gắn bó của nhân viên và thu hút những người có năng lực về làm việc. Ví dụ: bảo hiểm y tế, chương trình bảo vệ sức khỏe, xe đưa đón đI làm, ăn trưa…

Khi thực hiện phúc lợi cần căn cứ vào 2 vấn đề : Căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp Không đua theo doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 156)