ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC 7.1 ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC
7.3.1.2. Các căn cứ xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực
Những quy định của nhà nước: những quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Một số quy định là mức lương tối thiểu, chế độ bảo hiểm xã hội, các ngày nghỉ trong năm và các quyền lợi khác.
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: các nhà quản trị cần nắm vững mục tiêu và các giải pháp liên quan đến nhân lực của chiến lược phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ để đưa ra chính sách phù hợp. Chính sách đãi ngộ cần gắn với các mục tiêu chiến lược và khuyến khích đội ngũ lao động thực hiện bằng cách tạo ra động lực mạnh mẽ để người lao động làm việc tích cực để hưởng sự đãi ngộ tốt nhất.
Văn hóa doanh nghiệp: chính sách đãi ngộ phải được xây dung sao cho vừa phù hợp với văn hóa vốn có của doanh nghiệp vừa thúc đẩy các yếu tố mới, tích cực. Nói cách khác, chính sách đãi ngộ vừa góp phần phát huy truyền thống văn hóa nhưng vẫn phải thúc đẩy sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh cần được đặc biệt chú ý khi đưa ra các chính sách đãi ngộ phi tài chính vì nó liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần của người lao động.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chính sách đãi ngộ thành công là chính sách hướng người lao động đến nâng cao hiệu quả công việc và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì mới có điều kiện thực thi đầy đủ chính sách đãi ngộ.
Thị trường lao động: Nếu không chú ý đến đặc điểm của thị trường lao động doanh nghiệp khó đảm bảo được tính cạnh tranh của chính sách đãi ngộ. Do vậy, việc duy trì lâu
dài đội ngũ lao động có tay nghề sẽ trở nên khó khăn và doanh nghiệp còn có thể gặp những phản ứng không mong muốn từ xã hội và các doanh nghiệp trong ngành.