Phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 50)

HOẠCH ĐỊNH NHÂN LỰC Mục tiêu:

3.2.1.2. Phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực

Để dự báo nhu cầu nhân lực, thông thường doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp định tính và định lượng để dự báo nhu cầu nhân lực như sau:

Phương pháp định lượng

Để dự báo nhu cầu nhân lực hiệu quả, doanh nghiệp cần dự báo nhân lực theo phương pháp phân chia lao động.

+ Đối với lao động trực tiếp, dự báo nhân lực được xác định dựa trên định mức về hao phí thời gian lao động, định mức chi phí, năng suất lao động bình quân.

Dự báo nhân lực dựa trên định mức về hao phí thời gian lao động

Trong đó:

D: Cầu lao động năm kế hoạch

Ti : Lượng lao động hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (giờ - mức)

Qi : Số lượng sản phẩm i sản xuất năm kế hoạch

Tn: Quỹ thời gian làm việc bình quân một lao động năm kế hoạch (giờ/người) Km: Hệ số tăng NSLĐ dự tính

Tn = Ngày làm việc – (Lễ + Tết + Chủ nhật + Phép + Nghỉ khác)  Dự báo nhân lực dựa trên năng suất lao động bình quân

Trong đó:

D: Cầu lao động trong năm kế hoạch Q: Tổng sản lượng năm kế hoạch

W: NSLĐ bình quân một lao động năm kế hoạch

+ Đối với lao động khác trong doanh nghiệp, dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để tính toán cho hợp lý:

Đối với nhân lực thuộc biên chế của doanh nghiệp

+ Căn cứ vào yêu cầu của từng loại công việc cụ thể + Quy định về biên chế của doanh nghiệp

+ Tỷ lệ cân đối với các loại lao động khác

Đối với nhân lực không thuộc biên chế của doanh nghiệp

+ Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công việc + Khả năng quản lý và chi trả của doanh nghiệp • Phương pháp định tính

Từ chức năng, nhiệm vụ của công việc xác định khối lượng công việc cần hoàn thành, trên có sở đó xác định số vị trí chức danh và nhân lực cần thiết.

Trên cơ sở xác định số vị trí chức danh và nhân lực cần thiết, tiến hành định biên nhân lực thiếu theo quy trình dưới – trên – dưới.

Bố trí nhân lực vào các vị trí, tiến hành quan sát, đánh giá năng suất lao động và tiến hành luân chuyển, kiêm nhiệm hoặc bổ sung nhân lực thiếu…

Thông thường nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp được tổng hợp từ các bộ phận, các nhóm chức danh. Để xác định nhu cầu tổng hợp của doanh nghiệp, có thể lập bảng như ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Xác định nhu cầu nhân lực theo chức danh/ bộ phận

Nhóm chức danh/ bộ phận Số người hiện có Định mức hiện tại Định mức mới Kế hoạch kinh doanh mới Nhu cầu nhân lực kế hoạch Tỷ lệ nghỉ việc Nhu cầu nhân lực bổ sung Ban giám đốc Kinh doanh Kế toán HCHS …. Tổng số

Định mức mới được xác định trên cơ sở phân tích định mức của năm cũ và năng suất lao động của năm trước, khả năng tăng năng suất lao động, yêu cầu nâng cao chất lượng, dịch vụ…

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 50)