ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC
Hộp 5.7. Phiếu đánh giá khóa học
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC
Trân trọng cảm ơn anh/ chị đã tham dự khóa học này. Để giúp chúng tôi cải tiến chất lượng khóa học tới, xin anh / chị vui lòng ghi ý kiến đánh giá, kiến nghị vào phiếu này và gởi lại cho ban tổ chức khóa học.
Tên khóa học: Ngày: Địa điểm:
Xin vui lòng khoanh tròn vào điểm số mà anh / chị cho là thích hợp nhất 5- Xuất sắc 4- Rất tốt 3- Tốt 2- Trung bình 1- Kém
A. Nội dung khóa học X.sắc Rất tốt Tốt T. bình Kém
1. Đạt mục tiêu khóa học
2. Nội dung / độ sâu của khóa học 3. Thời lượng khóa học
4. Tài liệu khóa học 5. Bài tập thực hành 6. Đáp ứng mong đợi
7. Hiệu quả phương tiện nghe nhìn 8. Đánh giá chung
5 4 3 2 1
B. Giảng viên Họ và tên :
X.sắc Rất tốt Tốt T.bình Kém 1. Kiến thức về chủ đề và hiểu biết
thực tế
2. Khả năng truyền đạt và lôi cuốn học viên học tập
3. Sử dụng các ví dụ có liên quan/ bài tập tình huống
4. Giúp đỡ và quan tâm/ Hướng dẫn các học viên trong khóa học
5. Đánh giá chung về giảng viên
C. Điều kiện học tập X.sắc Rất tốt Tốt T.bình Kém 1. Việc đáp ứng của ban tổ chức
lớp
2. Điều kiện chung ( nhiệt độ , chỗ ngồi , chiếu sáng …)
3. Chất lượng phương tiện nghe nhìn
4. Không gian lớp học 5. Giải lao / ăn trưa 6. Giải lao
Nhận xét khác :
D. Các khóa học khác mà anh/ chị quan tâm:
1……… ……….
……….. 2……… ………..
E. Bằng cách nào anh / chị biết được khóa học này
Quảng cáo Giới thiệu của bạn bè Khác F. Anh/ chị có định giới thiệu khóa học này cho bạn bè đồng nghiệp hay không? Có Không
Nếu trả lời “không”, xin vui lòng cho biết lý do chính :
G. Các góp ý khác:
• Cấp độ 2 – Đánh giá chuyên môn
Ở cấp độ ngày, doanh nghiệp cần đánh giá trình độ và kỹ năng, thái độ người học đạt được sau khi đào tạo.
Phương pháp đánh giá thường áp dụng là bài kiểm tra cuối khóa, kết quả công việc và tình huống giả định.
• Cấp độ 3 – Đánh giá hành vi
Ở cấp độ này, doanh nghiệp so sánh hành vi của người học trước và sau khi đào tạo. Họ có vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế hay không?
Phương pháp đánh giá thường áp dụng là kết quả công việc và đánh giá từ phía cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.
• Cấp độ 4 – Đánh giá kết quả thực hiện công việc của học viên sau đào tạo
Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả thực hiện công việc sau đào tạo gồm: doanh số, năng suất lao động, chất lượng công việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc, tinh thần hợp tác, hành vi ứng xử, mức độ tuân thủ kỷ luật…
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1
Thùy Lâm, một sinh viên mới ra trường được nhân vào làm tại một công ty tư vấn du học. Khi phỏng vấn, cấp trên của cô bảo rằng công việc của cô là nhận điện thoại đến và chuyển cho những người có liên quan. Trong trường hợp những người này bận, cô phải ghi lại thông tin của khách hàng là các bậc phụ huynh hay sinh viên
gọi đến sau đó chuyển ngay cho họ. Đối với những khách hàng đến trực tiếp văn phòng, cô sẽ hướng dẫn họ đến bàn tư vấn. Ngoài ra, cô cũng làm một số các công việc hành chính khác như gửi thông tin về trường học cho khách hàng yêu cầu, cập nhật nguồn dữ liệu về khách hàng, chuẩn bị tài liệu cho các buổi hội thảo giới thiệu về các trường đại học
Ngày đầu tiên đi làm, Thùy Lâm thấy công việc quả rất nhiều, Khách hàng ra vào liên tục văn phòng, điện thoại reo không ngớt. Thùy Lâm thấy mình như bơi trong công việc. Ngoài Thùy Lâm ra, trong phòng có hai nhân viên khác là Mai Lan và Thu Hồng đã làm hơn hai năm nay. Thế nhưng hai người này hầu như không có thời gian để nói cho cô biết phải làm gì. Ban đầu Thùy Lâm rất luống cuống và cảm thấy mất tự tin nhưng cô cố quan sát, tìm hiểu thông tin sẵn có trong phòng và tranh thủ trò chuyện với Mai Lan và Thu Hồng trong lúc nghỉ trưa để nắm bắt công việc. Vốn thông minh, nhanh nhẹn, dần dần Thùy Lâm cũng thạo việc và trở thành một thành viên đắc lực trong phòng.
Thùy Lâm nắm bắt được kiến thức và kỹ năng làm việc bằng cách quan sát người khác và qua những thông tin vụn vặt mà cô tập hợp trong quá trình làm việc. Không lâu sau phòng cô nhận thêm một người mới và cô được giới thiệu là” một người được đào tạo và có kinh nghiệm”
Câu hỏi:
1. Thùy Lâm biết cách làm tốt công việc nhưng có phải do đào tạo không?
2. Bạn có nghĩ là tất cả mọi người mới đi làm đều rơi vào tình trạng như Thùy Lâm thì sẽ nhân chóng thạo việc như cô ấy không? Vì sao
3. Nếu bạn là cấp trên của Thùy Lâm, bạn sẽ làm gì khác hơn để cô ấy không bị bỡ ngỡ thời gian đầu?
Tình huống 2