Xác lập các mục tiêu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 123)

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

6.2.1. Xác lập các mục tiêu

Việc xác định mục tiêu thực hiện công việc là một biện pháp quan trọng giúp cho các nhà quản lý phát huy tốt nhất năng lực của nhân viên. Các mục tiêu này là cơ sở đánh giá thực hiện công việc của mỗi cá nhân, đồng thời chúng cũng tạo ra những cái “đích” để nhân viên phấn đấu đạt được. Do đó mục tiêu thực hiện công việc của mỗi cá nhân cần được đặt ra vào đầu mỗi kỳ đánh giá hoặc thời điểm ngay khi nhân viên bắt đầu làm việc.

Một lưu ý là nhà quản lý cần để cho nhân viên cùng tham gia vào quá trình đặt mục tiêu thực hiện công việc cho bản thân họ. Điều này giúp cho nhân viên hiểu cơ sở của việc đặt mục tiêu và những đóng góp của họ đối với kết quả thực hiện công việc của cả nhóm. Nhân viên có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu họ đồng ý với các mục tiêu đó.

Cũng như bất cứ các mục tiêu nào khác, các mục tiêu thực hiện công việc phải đáp ứng tiêu chí SMART

Lựa chọn phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá Xác lập mục tiêu đánh giá

Thông tin và đào tạo người đánh giá Tiến hành đánh giá

Phỏng vấn đánh giá

- Cụ thể, rõ ràng chi tiết (Specific): các tiêu chí phải phản ánh được sự khác biệt giữa người thực hiện công việc tốt và người thực hiện công việc không tốt.

- Đo lường được (Meansurale): các tiêu chí phải đo lường được và không quá khó khăn trong việc thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu quá phân tán.

- Có khả năng đạt được (Achievable): các tiêu chí thực hiện công việc phải có thể đạt được bằng khả năng của mình.

- Thực tế (Realistic): các tiêu chí đo lường thực hiện công việc phải thực tế, không viển vông.

- Thời hạn để hoàn thành công việc (Time – bound): các tiêu chí đánh giá cần xem xét kết quả hoàn thành công việc tương ứng với thời gian quy định.

Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của doanh nghiệp cần đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau:

- Mục tiêu động viên nhân lực.

Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để xác định những đóng góp của cá nhân, tập thể vào thành tích chung của doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp quyết định phân phối thu nhập và các lợi ích khác (cả vật chất và tinh thần), đảm bảo động viên, khuyến khích và giữ được những cán bộ nhân viên có những cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao, phát triển năng lực cá nhân, đặc biệt là các cán bộ nhân viên có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp.

- Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực .

Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở quan trọng để xây dựng hoặc lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và năng lực của cán bộ nhân viên, tạo ra môi trường và văn hóa làm việc trên nền tảng các yếu tố: tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp và chia sẻ lợi ích, đây cũng là cơ sở để xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực nhằm khai thác và sử dụng tối ưu những khả năng và tiềm năng của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng hiệu quả các yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

- Mục tiêu gắn với hệ thống tiền lương

Đánh giá thực hiện công việc có thể được coi là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống đãi ngộ của doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở của hệ thống phân phối giá trị và có tác dụng khích lệ rất lớn tới hiệu quả làm việc của nhân viên.

Trong doanh nghiệp, việc đánh giá được coi là biện pháp quan trọng để nâng cao tố chất và phát huy tính tích cực trong quá trình làm việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w