KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 120)

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

6.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc

6.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc

Quản trị thực hiện công việc là một quy trình theo đó nhà quản trị cao cấp, nhà quản trị trực tuyến và những người giám sát làm việc để điều chỉnh thành tích của người lao động theo mục tiêu của công ty.

Một quy trình quản trị thực hiện công việc là quá trình xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích, sử dụng các biện pháp đo lường thành tích, và cung cấp thông tin phản hồi đến người lao động về thành tích của họ. Do đó, quy trình này bao gồm xác định, đo lường, giám sát và phản hồi thông tin.

Như vậy, Đánh giá thực hiện công việc là quá trình thu thập và xử lý thông tin về quy trình và kết quả thực hiện công việc nhằm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Cụ thể, đánh giá thực hiện công việc là quá trình đánh giá nhằm so sánh kết quả người lao động thực hiện được so với tiêu chuẩn tham chiếu. Hay, đánh giá thực hiện công việc thực chất là đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động so với tiêu chuẩn kết quả công việc đã đề ra của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá này thường sử dụng để đãi ngộ người lao động hoặc làm căn cứ để xác lập mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Theo khái niệm này, đánh giá thực hiện công việc phải có tính hệ thống và tính chính thức. Tính hệ thống được thể hiện đó là quá trình thu thập và xử lý về quy trình và kết quả thực hiện công việc; sử dụng các phương pháp khoa học được phê chuẩn và công khai để đánh giá và hoạt động đánh giá được tiến hành theo chu kỳ đã định trước. Tính chính thức thể hiện ở hoạt động đánh giá được tiến hành một cách công khai bằng văn bản thông qua các phiếu đánh giá với các tiêu chuẩn đã được xây dựng, kết quả đánh giá

được thảo luận lại với người lao động và được lưu giữ trong hồ sơ để sử dụng trong các quyết định nhân sự.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 120)