1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác:
ĐÁNH GIÁ CHẠY THEO THÀNH TÍCH?
Ngân hàng AF, với hơn 186 nhân viên được chia ra làm 12 đơn vị cấp phòng ban, áp dụng phương pháp đánh giá nhân lực theo thang điểm và sau đó tổng kết điểm bình quân của các phòng ban đơn vị. Kết quả đánh giá của nhân viên được sử dụng vào lập các chính sách quản trị nhân lực cho ngân hàng như chính sách tiền lương, tiền thưởng, đào tạo… Bên cạnh đó, trên cơ sở các kết quả đạt được của các phòng ban và so sánh với kết quả của các phòng ban đó đạt được trong kỳ trước, Ngân hàng sẽ đưa ra chính sách khen thưởng tài chính và biểu dương các phòng ban, đơn vị có thành tích cao và tiến bộ nhanh.
Trong các đợt đánh giá nhân lực trước, phòng của anh Quang đều có kết quả không cao và do vậy không được khen thưởng. Có nhiều nhân viên của phòng cho rằng công tác đánh giá nhân lực của phòng được làm quá nghiêm túc và khắt khe, do vậy kết quả với thấp. Một số khác lại có ý kiến cho rằng anh Quang “khiêm tốn” và “bôn” không đúng chỗ vì có nhiều phòng ban có điểm cao hơn chúng ta nhưng thành tích cũng đâu có hơn gì… Bản thân anh Quang cũng có đôi chút cảm nhận được điều đó nhưng anh
cho rằng không nên chạy theo thành tích quá vì lãnh đạo Ngân hàng phải biết phòng ban nào làm được việc hay không, vả lại cũng sẽ nguy hiểm nếu tạo ra trong phòng mình tư tưởng chạy theo thành tích “phù phiếm” như vậy.
Câu hỏi:
1. Phân tích các ưu điểm và hạn chế trong đánh giá thành tích nêu trong tình huống.
2. Anh (chị) hãy đặt mình vào vị trí của trưởng phòng Quang tìm phương án giải quyết vấn đề nêu trên?
Chương 7