Phân tích GAP

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 54)

HOẠCH ĐỊNH NHÂN LỰC Mục tiêu:

3.2.4. Phân tích GAP

Phân tích GAP thực chất là việc so sánh giữa nhu cầu nhân lực với thực trạng đáp ứng nhân lực của doanh nghiệp.

Việc phân tích GAP có thể đưa ra ba kết quả: - Mức cầu và mức cung cân bằng.

- Mức cầu vượt quá mức cung chỉ báo khả năng khan hiếm. - Mức cung vượt quá mức cầu chỉ báo khả năng dư thừa.

Thông thường để xác định mức chênh lệch nhân lực người ta thường xác định theo công thức sau:

Nhân lực chênh lệch = Nhu cầu nhân lực kỳ tới – nhân lực hiện có (đã trừ đi số nhân lực dự kiến luân chuyển, phát triển) + tỷ lệ nghỉ việc

Bảng 3.3. Xác định nhu cầu nhân lực chênh lệch

Công việc Số lượng vị trí việc làm hiện nay

Thôi việc Tiềm năng thăn g tiến Nhu cầu tươn g lai Mất cân đối (+/-) Tổng số 3.2.5. Đề ra các chương trình và chính sách điều chỉnh.

Khi mức cầu vượt quá mức cung thì hiển nhiên là phải tuyển dụng thêm hoặc tăng thêm năng suất lao động.

Tình trạng dư thừa kéo theo một số lựa chọn khó khăn nhất trong việc lập kế hoạch do nhân viên hiếm khi có trách nhiệm về sự dư thừa đó, nhưng họ lại là những người phải gánh chịu tác động mạnh nhất của nó.

Có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn nhân lực với những ưu nhược điểm gắn liền với từng giải pháp. Vấn đề là công ty quyết định giải pháp nào tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của công ty. Các giải pháp có thể là:

- Sử dụng các giải pháp hỗ trợ khác để khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực. - Tuyển dụng ồ ạt hoặc chọn lọc.

- Điều chỉnh chính sách tiền lương mang tính kích thích cao. - Cải thiện điều kiện lao động để nâng cao hiệu suất làm việc. - Phát triển hệ thống đào tạo, đề bạt để kích thích nhân viên. - Điều chỉnh các mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân lực (Trang 54)