Hình dáng và sắc thái xây dựng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

sắc thái xây dựng

- các đặc trưng công trình về phong cách, màu sắc, vật liệu, tỷlệ, kích thước

- các đặc điểm công trình về vị trí, đặc điểm phân bố cửa đi và cửa sổ, tổ chức không gian nội thất

- các đặc điểm thi công bằng những kỹ năng truyền thống về nề, gỗ, sắt

TRƯỜNG HỢP ĐỀ XUẤT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI SẢN TRUNG TÂMLỊCH SỬ HÀ NỘI (theo luận án Tiến sĩ của Nguyễn Vũ Phương) [45] LỊCH SỬ HÀ NỘI (theo luận án Tiến sĩ của Nguyễn Vũ Phương) [45]

Các nhóm thành phần Các yếu tố và giá trị tối đa (%) Ghi chú

CHỨC NĂNG

Đặc trưng không gian lịch sử

40%

1. Giá trị tinh thần, cảm giác về vị trí 15 - quy giá trị % cho mỗi thành phần là ý kiến chủ quan của tác giả và nó có thể khác biệt tuỳ thuộc vào nhận định của mỗi nhà chuyên môn. - tổng giá trị % lớn sẽ chỉ ra được tiềm năng của địa điểm cần bảo tồn - nếu tổng giá trị lớn hơn 60% thì địa điểm có tiềm năng bảo tồn (mang tính quy ước, tương đối) 2. Giá trị xã hội, chức năng 15

3. Giá trị lịch sử 10

HÌNH THÁIKIẾN TRÚC KIẾN TRÚC

ĐÔ THỊ

Đặc trưng hình thái cấu trúc đô thị, công trình

30%

4. Cấu trúc đô thị đặc trưng 10 5. Phong cách, loại hình kiến trúc đặc trưng

10 6. các mối quan hệ không gian, tỷlệ, hình khối 10 DI SẢN Đặc trưng công trình kiến trúc tiêu biểu 30% 7. Công trình hoặc nhóm công trình có giá trị tiêu biểu

10 8. Giá trị thẩm mỹ, hài hoà với khu vực

10 9. Kỹ năng, vật liệu xây dựng, tính nguyên vẹn

10

Tổng giá trị tiềm năng cho mỗi địa điểm (%) 100

2.2.2.3. Các nguyên tắc kỹ thuật trong quá trình bảo tồn di sản đô thị

Trước một đối tượng đa dạng và rộng lớn nhưdi sản đô thị, việc áp dụng các biện pháp bảo tồn theo một quy trình khép kín không thểphát huy tối đa tác dụng của nó. Để đáp ứng linh hoạt hơn trước hàng loạt các yếu tố thực tiễn mới nảy sinh, người ta bắt đầu chấp nhận bảo tồndi sản đô thị có thể là một tiến trình ngắt quãng, trong đó có sự phối

hợp đồng bộ nhiều biện phápxử trí có quy mô và mức độ kỹ thuật khác nhau, đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng đa dạng, thậm chí đôi khi có thể khác biệt về bản chất.[01]

Từ phương pháp luận này, việc xử trí bảo tồn các khu vực kiến trúc đô thị vốn đang tích tụ đầy đủ nhịp điệu sinh hoạt và phát triển của nó trong quá khứ và cả hiện tại, sẽ được triển khai theo một tiến trình hai mặt. Một mặt bảo vệ những yếu tố có giá trị văn hoá lịch sử, mặt khác cho phép thay đổi cấu trúc công trình ở một mức độ nhất định tương ứng với chức năng mới, đồng thời chuyển tải chức năng đó vào cơ cấu chức năng hoàn chỉnh của đô thị đương đại theo hướng cải tạo thích ứng.

Đây chính là là con đường mà thông qua nó, công trình sẽ hội nhập một cách tự nhiên với bối cảnh đô thị. Từ đó các giá trị vật chất của công trình được điều chỉnh tương thích với biểu hiện đa dạng được tạo ra bởi quá trình năng động xã hội. Nói cách khác thì chính bản thân việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị theo phương thức này đã hàm chứa trong nó động lực của sự thích ứng và phát triển tiếp nối. [70] [86]

Trong quá trình bảo tồn di sản đô thị, để có thể mau chóng hoàn trả công năng sử dụng cho công trình và không làm tắc nghẽn dòng chảy của cuộc sống đô thị thường nhật, người ta chấp nhận rằng việc triển khai công tác kỹ thuật không diễn ra theo một quy trình khép kín và liên tục như phương thức bảo tồn di tích. Để đảm bảo cho việc xử trí một thực thể đô thị sống động với sự phối hợp của nhiều biện pháp kỹ thuật đa dạng không rơi vào trạng thái hỗn loạn hoặc thiếu hệ thống, quá trình bảo tồn di sản đô thị luôn phải tuân thủ theo một nguyên tắc định hướng chủ đạo.

Ở đây, bên cạnh các biện pháp can thiệp một cách tương đối hoặc đôi khi triệt để đối với những công trình không phù hợp với đặc trưng chung của khu vực, thì những nguyên tắc mang tính chất kinh điển của khoa học bảo tồn cần phải được đáp ứng tối đa đối với tất cả những công trình có giá trị lịch sử- nghệ thuật. Cụ thể là tối đa hoá biện

pháp duy trì, nhạy bén trong biện pháp trùng tu, và thận trọng đối với các trường hợp

sửa đổi. Nguyên tắc định hướng này cho phép vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống để không làm di tích bị đóng băng trong bối cảnh đô thị mà nó đang tồn tại. Nhưng đồng thời nó cũng không cho phép lạm dụng các biện pháp trùng tu, sửa đổi có nguy cơ dẫn đến huỷ diệt các yếu tố nguyên gốc vô giá của công trình. Đây là yêu cầu có ý nghĩa then chốt, là thước đo cho trìnhđộ bảo tồn di sản đô thị. Ý nghĩa đó đòi hỏi một thái độ thận trọng nhưng linh hoạt trong việc ch ọn lựa cấp độ bảo tồn, đòi hỏi một cách giải quyết dung hoà nhưng dứt khoát đối với mối quan hệ biện chứng giữa cái cũ và cái mới, giữa kế thừa và đổi mới, giữa bảo tồn và phát triển. [01]

2.2.2.4. Các khó khăn và thách thức của bảo tồn di sản trong bối cảnh phát

triển đô thị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)