Định hướng tổ chức không gian ngầm và chiều cao phù hợp với mô hình phát triển TOD

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 112)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.3. Định hướng tổ chức không gian ngầm và chiều cao phù hợp với mô hình phát triển TOD

hình phát triển TOD

Trong điều kiện đô thị được phát tri ển theo mô hình “gọn chặt”, và phát triển với tính chất là trung tâm mới, Thủ Thiêm rất cần được hoạch định ngay từ đầu một kế hoạch

phát triển không gian ngầm cụ thể và chi tiết. Tổ chức không gian ngầm cho đậu xe và các hoạt động thương mại, công cộng, đồng thời kếtnối bộ hành giữa các công trình là những liệu pháp “giải nén” hiệu quả cho các trung tâm đô thị mật độ cao. Lý do là từ đó có thể giải phóng phần lớn diện tích mặt đất cho không gian mở, diện tích xanh, tăng cường tối đa khả năng kết nối bộ hành.

Hiện nay hướng dẫn thiết kế đô thị Thủ Thiêm chỉ giới hạn tổ chức không gian ngầm

dành cho bãiđậu xe cục bộ trên từng lô đất quy hoạch.

Trong khi đó, xuất phát từ lợi thế của một khu vực phát triển mới, ít chịu tác động bởi điều kiện kỹ thuật hiện trạng, quy hoạch Thủ Thiêm nên đề xuất rõđịnh hướng tổ chức liên kết không gian ngầm để những giải pháp kỹ thuật có thể được nghiên cứu, lựa chọn và triển khai đồng bộ ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên.

Giải pháp cụ thể là nghiên cứu kết nối không gian ngầm cho các khu vực có mật độ phát triển cao như khu Lõi trung tâm chính và khu Đa chức năng đại lộ Đông Tây. Chức năng không gian ngầm không đơn thuần chỉ là bãiđậu xe giới hạn trong nội bộ lô đất, mà cần được tích hợp thêm các chức năng đa dạng khác như không gian thương mại, không gian công cộng -văn hoá, không gian kết nối bộ hành đến các công trình trong khu vực và kết nối với các nhà ga Metro.

Ngoài ra việc phân bố chỉ tiêu quy hoạch kiến trúchiện nay tại Thủ Thiêm là chưa thực

sự tối ưu so với xu thế phát triển theo mô hình TOD. Chiều cao và hệ số sử dụng đất đã

chưa được kích hoạt gia tăng quanh các ga Metro chính. Nói cách khác là vị trí các ga Metro đã không được bố trí tại những khu vực có hệ số cao nhất, làm kéo dài cự ly di chuyển bộ hành đến các công trình phức hợp của lõi trung tâm chính. Để tối ưu hoá tiềm năng phát triển của các khu đất mật độ cao thuộc lõi trung tâm chính, việc tái xác định vị trí ga Metro trong bán kính đi bộ không vượt quá 400 mét, là giải pháp nên được nghiên cứu bổ sung.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 112)