Quảng trường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76)

Trung tâm hiện hữu là nơi có nhiều quảng trường lâu đời như quảng trường Mê Linh, Lam Sơn, quảng trường UBND, Hoà Bình, Quách Thị Trang…

Vềquy mô, phần lớncác quảng trường đều có “tỷlệ nhỏ nhắn”, phù hợp với tầm vóc con người. Ví dụ như quảng trường UBND có kích thước (50X100) mét, quảng trường Nhà hát Thành phố(45X80) mét, rất phù hợp với yêu cầu nhìn rõ các sự kiện giao tiếp cộng đồng.

Về hình dạng, các quảng trường đều có định dạng hình học đơn giản (hình tròn, bán nguyệt, chữ nhật).

Về bố cục, hầu hết các quảng trường đều gắn với những di tích,di sảnkiến trúc nổi bật của thành phố. Vì vậy không gian quảng trường vừa có ý nghĩa văn hóa lịch sử, vừa có giá trị nghệ thuật cao, tạo nên những quần thể kiến trúc đô thị đặc biệt quan trọng tại trung tâm hiện hữu.(Hình 3.07)

b. Công viên

Hầu hết các công viên lớn và lâu đời nhất của TPHCM đềutập trung tạitrung tâm hiện hữu. Các công viên lớn nhất là Thảo Cầm viên ra đời năm 1864, Tao Đàn năm 1869. Hai công viên này nối kết với Hội trường Thống Nhất và công viên 30 tháng 4, tạo nên một trục công viên liên hoàn tuyệt đẹp, mộtkhông gian “di sản xanh”nổi bật của thành phố.

Tại các công viênvà đường phố trung tâm, sự hiện diện của các hàng cây lâu năm đã tạo nên một cảm nhận rõ nét về ký ức đô thị. “Những cây me của các đô đốc” nhưcách gọi của người Pháp ở Sài Gòn xưa, nay vẫn còn in bóng trênđường phố. Cây trồng với khoảng cách dày có tác dụng làm dịu cái nắng oi bức của miền nhiệt đới. Chủng loại cây trồng đa dạng, nhưng để lại dấu ấn đậm nét nhất vẫn là các đường phố vớinhững hàng me, sao, dầu. (Hình3.08)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76)