Phát huy giá trị của khung cảnh sinh hoạt đường phố

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89)

c. Các giải pháp kinh tế xã hộ

3.3.1.2. Phát huy giá trị của khung cảnh sinh hoạt đường phố

Rất nhiều đô thị đang phát triển ở Châu Á hiện đang nằm trong nguy cơ của quá trình phai mờ bản sắc nơi chốn. Bên cạnh việc hiện đại hoá triệt để các khu vực lịch sử, tại nhiều nơicũng đồng thời diễn ra hiện tượng bào mòn hoặc thậm chí triệt tiêu các chức năng truyền thống của đô thị trong quá trình chỉnh trang các trung tâm cũ.

Trong khi đó vấn đề đặt ra là liệu việc bổ sung những chức năng mới trên bước đường hiện đại hoá có đồng nghĩa với việc chấp nhậnđào thảimột số chức năng truyền thống hay không. Các công ước mới nhất của ICOMOS, ví dụ như bản nguyên tắc Valletta, nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các chức năng đa dạng mà đô thị đã thừa hưởng và gạn lọc xuyên qua tiến trình phát triển chính là một phần quan trọng của bảo vệ di sản kiến trúc đô thị. Vì vậy mà việc xoá bỏ những chức năng truyền thống , trong đó có các chức năng gắn liền với khung cảnh sinh hoạt sống động đặc trưng của đường phố, sẽ dẫn tới

bào mòn bản sắc đô thị.

Để giữ được giá trị về sự đa dạng của cảnh quan đường phố, ngoài nội dung chỉnh trang diện mạo kiến trúc thì những vấn đề liên quan tới các giá trị văn hoáphi vật thể cần được xem xét một cách nghiêm túc. Việc nghiên cứu các biểu hiện đa dạng của “cuộc sống đường phố”, những yếu t ốtạo nên sức sống, làm nênđặc trưng về hìnhảnh đời thường trên cáckhông gian đường phốsẽ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng giá trị văn hoáphi vật thể của khung cảnh đô thị sẽ được duy trì và chuyển tải trong quá trình chỉnh trang cảnh quan kiến trúc đô thị.

Giải pháp chỉnh trang cảnh quan kiến trúc đường phố, vì vậy không chỉ dừng lại ở việc xử lý các mối quan hệ hài hoà vềquy mô và hình thức kiến trúc, mà cònđề xuất các nội dung khác để khẳng định giá trị về sự đa dạng, về sức sống của sinh hoạt đường phố, về “tỷlệ con người” trong cảnh quan đường phố.

Để giữ được quy mô phù hợp với“tỷ lệ con người”, mặt đứng công trình nênđược ngắt

quãng thành các phân đoạn có đặc điểm riêng khác nhau và được khống chế chiều dài không vượt quá 60 mét đối với từng phân đoạn.

Tại các đường phố thương mại, cần lưu ý đến việc tổ chức các hình thức mái che (mái hiên, ban công, mái che di động…) để bảo vệ người đi bộ và đa dạng hoá các sinh hoạt đường phố bên dưới không gian mái che.

Để bảo vệ tính sống động cho khung cảnh đường phố, cần phải loại trừ việc xây dựng những mảng tường lớn kéo dài đơn điệu thiếu tính giao tiếp . Do đó tối thiểu 60% diện

tích mặt đứng tầng trệt nên được thiết kế với tầm nhìn xuyên suốt (xuyên qua cửa, cửa sổ, vách kính…) để kết nối con người với các hoạt động đường phố, làm gia tăng mối liên kết giữa công trình vớicảnh quan đường phố.

Tính chất bố cục công trình trên các trục đường thương mại, với sự liền lạc của bề mặt kiến trúc trên suốt tuyến phố là một trong những đặc điểm làm nên g iá trị về sức sống của cảnh quan đường phố. Sự liền lạc này sẽ bị phá vỡ nếu công trình mới không duy trì được độ lùi chung so với các công trình lân cận, tạo nên những “vết đứt” trong diện mạo cảnh quan chung. Vì vậy thiết kế đô thị cần có những quy định cụ thể về “khoảng

lùi bắt buộc” thay cho “khoảng lùi tối thiểu” để đảm bảo giữ được sự liền lạc của mặt

phố. (Hình 3.13)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89)