Các công trình nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30)

- Chương trình “Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị TPHCM” của TS.KTS Lê Quang Ninh cùng nhóm tác giả, năm 1996. Là công trình khoa học mở đầu, và cũng là nghiên cứu quy mô nhất về bảo tồn di sản kiến trúc tại TPHCM từ trước đến nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được áp dụng bước đầu cho việc pháp lý hoá bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị tại TPHCM. Cụ thể là danh mục 108 đối tượng bảo tồn do chương trình xây dựng đã trở thành cơ sở cho việc ban hành Thông báo số 46 năm 1996, với nội dung xác định các đối tượng kiến trúc cảnh quan có giá trị để triển khai soạn thảo quyđịnhtạm thờivà quy chế bảo vệ.[42] [43]

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tìm hiểu di sản kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc

trong mối tương quan giữa bảo tồn và phát triển đô thị” (Giới hạn trong kiến trúc

Pháp tại TPHCM) của PGS.TS Nguyễn Khởi và THS.KTS Phạm Phú Cường, năm

2008. Kết quả nghiên cứu của đề tài là đúc kết các yếu tố có giá trị bảo tồn của kiến

trúc Pháp tại TPHCM; định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc Pháp trong bối cảnh phát triển đô thị tại TPHCM.

- Chương trình nghiên cứu “Bảo tồn Di sản kiến trúc đô thị và chiến lược quản lý di

sản trong khu trung tâm lịch sử của TPHCM” củaTrung tâm dự báo nghiên cứu đô thị Pháp, năm 2010. Kết quả nghiên cứu của đề tài là đúc kết hiện trạng di sản và các vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản; đề xuất năm chiến lược trọng điểm để nâng cao hiệu quả bảo tồn di sản đô thị, gồm các chiến lược: quy hoạch chung, quy hoạch khu vực di sản, lập và quản lý dự án, triển khai thực hiện, xây dựng văn hoá di sản.

- Đề tài khoa học công nghệ “Xây dựng Thủ Thiêm như một điểm nhấn của truyền

thống lịch sử- văn hoá TPHCM” của Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát t riển, năm

2010. Kết quả nghiên cứu của đề tài là đúc kết các đặc điểm lịch sử- văn hoá hiện trạng; định hướng chuyển tải những đặc trưng văn hoá Sài Gòn -TPHCM vào không gian đô thị mới Thủ Thiêm.[19]

- Chương trình hành động “Công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TPHCM” do UBND TPHCM ban hành ngày 29/5/2013, nhằm xác định các nội dung,tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể để các Sở- ngành, quận huyện có liên quan tổ chức thực hiện. Chương trình này xác định chín nhóm nội dung cần được triển khai thực hiện, trong đó có các nội dung như: Xác định danh mục các công trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc và các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị; Xác định các đối tượng kiến trúc cảnh quan đô thị cần bảo tồn; Xác định các khu vực kiến trúc cảnh quan đô thị cần bảo tồn; Xây dựng các quyđịnh chung trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị; Xây dựng quy chế bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị đối với các đối tượng khu vực, công trình; Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn...Hiện nay tất cả các nội dung trong chương trình hànhđộng này đang được các cơ quan, đơn

vị có liên quan khởi động thực hiện. [70]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)