Cơ sở khoa học về duy trì và chuyển tải tính đa dạng chức năng của kiến

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49)

b. Một số bài học cần lư uý

2.3.2.Cơ sở khoa học về duy trì và chuyển tải tính đa dạng chức năng của kiến

trúcđô thị

Vấn đề gây nên nhiều tranh cãi nhất trong nội dung quy hoạch Hiện đại là yếu tố phân khu chức năng, dẫn đến hiện tượng cô lập hoá các chức năng đô thị trong các vùng khu biệt. Hậu quả đầu tiên và dễ thấy nhất của phân khu là sự xuất hiện của những công trình, những khu vực chỉ sống rất ít giờ trong ngày, và “chết” trong phần lớn thời gian còn lại. Xuất phát từ đây, việc duy trì tínhđa dạng về chức năng của kiến trúc đô thị bắt đầu được đặt lại một cách cơ bản qua nhiềutác phẩmlý luận và thựctiễn.

Năm 1961, cuốnsách Cái chết và cuộc sống của các thành phố lớn Hoa Kỳ của Jane

Jacobsra đời và ngay lập tức trở thành một phản biệnsắc nét đối với nguyên lý phân khu chức năng.Jacobs tin tưởng rằng một đô thị tốt nên được phát triển dựa trên cơ sở sự đa dạng của công trình, dân cư, các chức năng đô thị đời thường và các hoạt động đô thị khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Bốn yếu tố cấu thành sự đa dạng đó là: tính chất đan cài chức năng, các khối nhà quy mô nhỏ nhắn, các công trìnhđược xây dựng tiếp nối qua nhiều thời kỳ, và sự đa dạng của mật độ xây dựng. [79]

Tiếp theo đó, kiến trúc sư Christopher Alexander trong bài viết kinh điển Thành phố

không phải là một cây phả hệ vào năm 1965 đã tấn công sự cằn cỗi của phương pháp phân khu chức năng. Alexander cho rằng sự phức hợp của các đô thị cần được xem xét như một mạng lưới đa lớp, thay vì chỉ là một biểu đồ hình cây phả hệ, với sự chia rẽ các chức năng và các hoạt động. Ông nhìn ra sự khác biệt giữa các đô thị truyền thống và đô thị hình thành từ quy hoạch hiện đại như là hìnhảnh biểu hiện sự tương phản rõ nét giữamột bên là tính chất tự nhiên, và bên kia là nhân tạo.

“Thành phố nhân tạo”, ví dụ như Chandigarh, vận hành theo cấu trúc cây phả hệ, với sự phân chia chức năng theo tầng bậc rất duy lý. Bằng sự kiểm chứng khách quan của thời gian, người ta ngày càng nhận thức rõ ràng rằng, một số thành phần thiết yếu của đô thị đã bị mất đi tại các đô thị nhân tạo đó.

Tương phản với cấu trúc cây phả hệ, cấu trúc đan cài chức năng của các “thành phố tự nhiên”, mà những điển hình sinhđộng nhất là Siena, Liverpool,Kyoto,Manhattan (New

York), luôn mang theo nó sức sống, sự đa dạngvà các kiểu mẫu bền vữngcho môi trường xây dựng.

Christopher Alexander đã xácđịnh sự lựa chọncấu trúc chức năng phù hợp cho đô thị trong phần kết bài viết:

Đối với tâm trí của con người, cây phả hệ là thiết chế dễ dàng nhất cho tư duy về

các hệ thống phức tạp. Nhưng thành phố không được, không thể và không phải là một cây phả hệ. Thành phố là tổ chức chứa đựng cuộc sống. Nếu tổ chức này cắt đứt sự đan cài của những sợi dây sự sống bên trong nó, bởi vì nó là một cấu trúc

cây phả hệ, tổ chức đó sẽ giống như một cái bát đầy những lưỡi dao, sẵn sàng cắt đứt bất cứ những gì được giao cho nó. Trong tổ chức như vậy cuộc sống bị cắt

thành từng mảnh. Nếu chúng ta tạo nên thành phố như những cây phả hệ, chúng sẽ

cắt đứt cuộc sống của chúng ta thành từng mảnh.[40]

Năm 1974, một tác giả khác là Peter Blake xuất bản cuốn sách Hình thức đi theo sự

Thất bại, đúc kết 11 luận điểm chứng minh cho những điều mà ông cho là “phi lý” của trào lưu kiến trúc và quy hoạch Hiện đại. Nhiều luận điểm trong đó đã phê phán trực diện các bất cập phát sinh từ khuôn mẫu phân khu chức năng. Hậu quả đầu tiên và tai hại nhất của phân khu là sự xuất hiện của những công trình chỉ s ống rất ít giờ trong ngày (thậm chí trong tuần), và “chết” trong phần lớn thời gian còn lại. Lýtưởng thành phố tươi sáng là cây xanh, nắng, gió, và không gian. Nhưng chính cái không gian trống thừa thãi và lỏng lẻo đó đã làm triệt tiêu không gian đường ph ố, làm hạn chế đi khát khao của con người về sự tiếp xúc và giao lưu cộng đồng.

Chính vì vậy mà đa số các đô thị hiện đại được thiết kế theo mô hình nàyđều không thành công như lýtưởng của nó. Mỗi chiều tối, mọi người thường kéo về thành phố cũ, để lại khung cảnh ảm đạmtrên những đô thị mới. Nhiều đô thị mới đã “chết” không chỉ về đêm mà còn vào cả ban ngày. Tại Brasilia, người ta thậm chí còn phải thuê các cơ quan hành chính và nhân viên đến sinh sống trong chính một trong những hình mẫu “lý tưởng”của trào lưu Hiện đại.[58]

Như vậy, việc duy trì tính đa dạng chức năng của đô thị là nhằm hướng đến tổ chức chức năng mang tính đan cài hỗn hợp, tránh tình trạng khu biệt hoặc phân tán chức năng, vì cách thức phân khu đó sẽ kéo dài khoảng cách di chuyển của con người từ khu ở đến các khu vực chức năng khác, kéo theo sự lệ thuộc không tránh khỏi vào phương tiện ô tô cá nhân.

Những khái niệm mới như “hỗn hợp chức năng”, phát triển “gọn chặt”, “phát triển bền vững”, “phát triển trên cơ sở định hướng giao thông công cộng”, “phát triển thông minh”, “sự đa dạng của loại hình nhàở” … dần dần đã trở thành những tiêu chí quan trọng trong thực tiễn phát triển kiến trúc đô thị những năm gần đây. Chúng ta có thể tìm

thấy rất nhiều những minh hoạ sinh động qua các đồ ánthiết kế đô thị của các thành viên Chủ nghĩa Đô thị Mới tại HoaKỳ, các thiết kế đô thị của Leon Krier, Rob Krier tại châu Âu. Ngay cả tại Việt nam, trong các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị như đối với trung tâm Thủ Thiêm, hay trung tâm hiện hữu TPHCM, một số trong các khái niệm mới nêu trên cũng đã trở thành định hướng quan trọng được đặt ra trong nội dung đồ án.[12] [27] [41] [58] (Hình 2.02)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49)