Các giải pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng thiết kế trên cơ sở kế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 115)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2. Các giải pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng thiết kế trên cơ sở kế

thừa và phát huy các giá trị đặc trưng kiến trúc đô thị vào không gian Sài Gòn Pearl

Về quy mô, trong đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt và tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh vào thời điểm hiện nay, các thay đổi quan trọng về chỉ tiêu đãđược đề xuất. Quy mô chiều cao công trìnhđược tổ chức theo hướng không tuyệt đối cao tầng, mà là đa dạng chiều cao, kết hợp giữa loại hình thấp tầng (3-4 tầng), trung bình (8 tầng) với cao tầng (37 tầng). Tầng cao công trình như vậy đã được điều chỉnh giảm gần 50% so với tầng cao tối đa cho phép. Tầng cao công trình phía tiếp giáp mặt đường Nguyễn Hữu Cảnhcũng được điều chỉnh giảm từ 24 tầng xuống 8 tầng.

Kết quả của việc điều chỉnh giảm thiểu chiều cao theo hướng kết hợp đa dạng đã giúp hạ thấp hệ số sử dụng đất, “giải nén” cho toàn khu vực qua sự cắt giảm gần 40% quy mô, từ một triệu mét vuông xuốngcòn khoảng 600.000 mét vuông tổng sàn xây dựng. Giai đoạn một đã xây dựng hoàn chỉnh ba khối chung cư cao 37 tầng, với khoảng 200.000 mét vuông sàn. Giai đoạn hai đãđưa vào hoạt động 128 căn nhà biệt thự liên

lập thấp tầng và một trường tiểu học. Giai đoạn ba của dự án, với các hạng mục nhàở và thương mại dự kiến sẽ tiếp tục được triển khai trong năm 2014.

Về cơ bản, những thay đổi theo hướng giảm thiểu quy mô đã góp phần tạo nên hình ảnh một dự án thân thiện hơn với khu vực, kết nối hài hoà hơn với không gian sông nước. Sự đa dạng về quy mô và chiều cao công trình cũng là một trong những đặc điểm thể hiện việc chuyển tải đặc trưng kiến trúc đô thị Sài Gòn-TPHCM vào không gian dự án Sài Gòn Pearl hiện nay.

Về chức năng, sự kết hợp của nhiều chức năng (ở, thương mại, dịch vụ, giáo dục, công viên), nhiều loại hình nhà ở (cao tầng và thấp tầng, chung cư và biệt thự, nhà phố) đã tạo cho dự án tính chất chức năng phức hợp. Việc đa dạng hoá các loại hình, cấp độ và quy mô nhàở đã làm mở rộng khả năng phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng có mức độ thu nhập khác nhau. Xuất phát từ tính chất đa dạng này mà Sài Gòn Pearl luôn thu hút được nhiều đối tượng có nhu cầu ở thực sự, tạo nên một cộng đồng cưdân đa dạng, một khung cảnh kiến trúc đô thị có sức sống.

Về tổ chức mặt bằng đôthị, khác với các dự án khu đô thị mới có mô hình khép kín và cổng vào biệt lập, Sài Gòn Pearl là một dự án “mở”, hoàn toàn không có những “biên giới” nhân tạo, nên nó không cách biệt như một ốc đảo, mà ngược lại đã hoà nhập vào khu vực, liên kết giao thông thông suốt với toàn khu vực.

Mặt bằng mạng lưới đường đã được tổ chức với sự kết hợp của định dạng ô cờ và những trục đường cong bám theo hình thể khu đất. Sự kết hợp này tạo nên các ô phố với hai bố cục đặc trưng. Dạng thứ nhất là các ô phố có diện tích lớn thích hợp cho bố cục công trình cao tầng, Dạng thứ hai là các ô phố nhỏ hơn với bố cục ô cờ để xây dựng nhàở thấp tầng dạng liên kế.

Phần lớn các trục đường và ô phố đều có lộ giới nhỏ, quy mô diện tích không quá lớn. Công trình được bố cục liền lạc với mặt phố, liên hệ mật thiết với không gian đường phố, tạo nên hìnhảnh đô thị gần gũi, mang tínhtương tác cao.(Hình4.10)

Về không gian công cộng, dự án đã bố trí các loại hình không gian công cộng đa dạng như công viên, sân chơi cho thiếu nhi, và đặc biệt là gìn giữ một diện tích rộng lớn dọc bờ sông Sài Gònđể tổ chức bến thuyền, quảng trường và công viên bờ sông. Tính chất “mở” của mạng lưới giao thông đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân địa phương (cả trong lẫn ngoài dự án) có khả năng kết nối d ễ dàng với các không gian công cộng ven sông.

Về công trình kiến trúc, các toà tháp chung cư cao tầng được thiết kế với mặt bằng dạng tổ hợp khe thông tầng, giải quyết bài toán chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên cho tất cả các thành phần không gian của căn hộ, không chỉ cho khu vực sinh hoạt và phòng ngủ, mà còn kể cả các khu vực phụ trợ như sân phơi, bếp và vệ sinh.

Mặt khác, mô hình truyền thống của nhàống đô thị đã được chuyển tải vào Sài Gòn Pearl dưới dạng các khu phố liên lập thấp tầng. Nó duy trì cho khu vực này một hình ảnh đô thị quen thuộc với “tỷ lệ con người” do tính chất quy mô nhỏ nhắn và thân thiện của loại hình nhà liên kế.

Các khu nhà ở thấp tầng đãđược thiết kế và xây dựng đồng bộ, thông qua nỗ lực đối thoại với cộng đồng cư dân để đạt được sự đồng thuận về phương án thiết kế và phương thức triển khai xây dựng. Chính sự đồng bộ trong tất cả các bước triển khai đó đã tạo nên sự thống nhất về hìnhảnh kiến trúc, mang lại sự hài hoà cho tổng thể không gian dự án. (Hình4.11)

Về tổ chức không gian cảnh quan, giải pháp chủ đạo của toàn dự án chính là ý tưởng chuyển tiếp tầng cao theo hướng thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn. Các toà tháp 37 tầng được bố trí cách xa bờ sông, và không gian ven sông chỉ bố trí các công trình có chiều cao không quá 4 tầng, với độ lùi 50 mét từ mép bờ cao. Sự chuyển tiếp này đã góp phần bảo vệ khung cảnh tự nhiên đặc trưng của không gian sông nước. Nó không tạo nên hiệu ứng “bức tường đô thị” ngăn cách không gian nhân tạo với cảnh quan tự nhiên. Mà ngược lại, đã tạo nên một vùng đệm có quy mô và hình ảnh thân thiện, kết nối cộng đồng đô thị với không gian bờ Tây sông Sài Gòn. (Hình4.12)

Tóm lại, dự án Sài Gòn Pearlđãđược phát triển, và tiếp tục được hoàn thiện trên cơ sở vận dụng chuyển tải một số giá trị đặc trưng kiến trúc đô thị vào một khu đô thị mới. Việc giới thiệu các giải pháp thiết kế Sài Gòn Pearl khôngđồng nghĩa với việc khẳng định Sài Gòn Pearl là một dự án có chất lượng không gian toàn diện, không khiếm khuyết. Đây chỉ là minh hoạ cho sự vận dụng, hay chính xác hơn là vận dụng kết hợp với kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của luận án vào một trường hợp thực tiễn. Các giải pháp đãđược triển khai trongtrường hợp thực tiễn này có thể được xem như là ví dụ về phương thức phát triểnkiến trúc đô thị mới mà không cần thiết phải dứt bỏ hoàn toàn các kinh nghiệm truyền thống đối với các vấn đề chức năng, hình thức kiến trúc đô thị.

KẾT LUẬN

1. Giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng của trung tâm hiện hữuTPHCMđược thể hiệnqua giá trị nội tại và mối quan hệ hữu cơ của hai nhóm đối tượng:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)