PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

Phương pháp luận nghiên cứu xuất phát từ quan điểm nhận thức trung tâm hiện hữu TPHCM là nơi lắng đọng, tích hợp nhiều giá trị kiến trúc đô thị đa dạng. Trong bối cảnh đô thị không ngừng vận động và phát triển, giá trị kiến trúc đô thị nên được quan

niệm với tư cách không chỉ là đối tượng của bảo tồn, mà còn là điểm tựa văn hoá, là

động lực cho phát triển.

Chính vì vậy, duy trì và chuyển tải giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh chỉnh trang, mở rộng trung tâm hiện hữu phải được triển khai bằng phương thức phù hợp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trước mắt lẫn mục tiêu phát triển lâu dài của đô thị. Phương pháp luận nghiên cứu không dừng lại trong giới hạn nội dung bảo tồn di tích. Bởi lẽ các biện pháp kỹ thuật bảo tồndi tích là rất nghiêm ngặt, với mục tiêu tối thượng là bảo vệ tính nguyên gốc và sự xác thực của cấu trúc vật chất. Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của luận án là một thực thể đô thị đang tồn tại và đang phát triển, phạm vi của nó rộng lớn hơn nhiều so với giới hạn của các đối tượng di tích mà nó chứa đựng. Do đó mà việc khu biệt hoá nghiên cứu vào nội dung bảo tồn có thể sẽ dẫn đến một số ngộ nhận, ví dụ như ngộ nhận về hiện tượng bảo tồn quá khích, hiện tượng bảo tàng hóa, di tích hoá đô thị.v.v.

Nhưng mặt khác, nếu như không có những giải pháp xử trí phù hợp đối với các không gian lân cận hoặc liền kề các di tích kiến trúc, “bỏ mặc” các không gian này cho việc chỉnh trang hoặc hiện đại hoá không hài hoà với khung cảnh lịch sử, thì chân dung đô thị sẽ bị đứt đoạn do thiếu tính liên tục lịch sử của quá trình phát triển tiếp nối. [34]

Vì lý dođó, phương thức ứng xử đốivới đối tượng nghiên cứu được thể hiện thông qua giải pháp bảo tồn và cải tạo thích ứng ở một mặt. Mặt khác kế thừavà phát huy các giá trị đó trong quá trình chỉnh trang và xây dựng mới, bằng các giải pháp kiến trúc và thiết kế đô thị phù hợp.

Từ các luận điểm nêu trên, luận án triển khainghiên cứu với các phương pháp như sau: (Sơ đồ 2.01)

- Phương pháp lịch sử và logic thông qua các cứ liệu lịch sử đáng tin cậy bằng bản đồ và văn bản, không chỉ của khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM mà còn của cả một số trường hợp điển hình tương tự trong và ngoài nước. Đây là công cụ để xác định quy luật lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc đô thị tại trung tâm thành phố, đồng thời dự báo được những kịch bản của chân dung kiến trúc đô thị tương lai- tương ứng với những phương thức ứng xử k hác nhau đối với các giá trị di sản của quá khứ.

- Phương pháp điều tra, khảo sátđược tiến hành trên phạm vi trung tâm hiện hữu. Đây là công cụ để xác định thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Giới hạn nội dung khảo sát được tập trung vào các tiêu chí căn bản đãđược xác định trong nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ giá trị di sản đô thị, và phù hợp với chính điều kiện thực tiễn của

địa phương. Cụ thể là thông qua batiêu chí cơ bản: công trình kiến trúc, cảnh quan kiến trúc đường phố, không gian công cộng.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến nội dung bảo tồn, kiến trúc và thiết kế đô thị trong và ngoài nước, các thông tin về nội dung quy hoạch khu vực trung tâm hiện hữu, trung tâm mới Thủ Thiêm, quy hoạch chung TPHCM. Kết hợp với những luận cứ được đúc kết thông qua hai phương pháp nghiên cứu đầu tiên, thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá là công cụ để xây dựng cơ sở khoa học lý thuyết và thực tiễn. Luận án sẽ vận dụng các cơ sở khoa học này để xác định toàn diện các giá trị kiến trúc đô thị tại trung tâm hiện hữu, và tìm ra giải pháp duy trì và chuyển tải các giá trị đặc trưng này trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu.

Những giải pháp mang tính nguyên lý này sẽ được vận dụng vào các trường h ợp cụ thể, để bàn luận về các đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm hiện hữu, trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, và phát triển kiến trúc đô thị dự án Sài Gòn Pearl thuộc phân khu bờ Tây sông Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)