Các yếu tố đặc trưng về tự nhiên, công nghệ-kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình phát tri ển đô thịtạiSài Gòn TPHCM

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)

b. Một số bài học cần lư uý

2.4.2. Các yếu tố đặc trưng về tự nhiên, công nghệ-kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình phát tri ển đô thịtạiSài Gòn TPHCM

Đặc trưng tự nhiên tạo nê n tiền đề cho quá trìnhđa dạng văn hoá của thành phố về cơ bản có thể được đúc kết thành ba yếu tố.

Yếu tố vùng đất mới: trước thế kỉ XVII, Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang vu với hệ sinh thái nguyên sinh, dân cư thưa thớt. Nhiều bài học lịch sử cho thấy các vùng đất mới chứa đựng bất trắc, hiểm nguy, nhưng luôn là mảnh đất có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Đây là vùng đất vừa lạ lẫm, lại vừa thu hút con người. “Đất mới, con người cũng

mới, trên vai không trĩu nặng những lề thói, hủ tục ngàn năm, nên con người mạnh

bạo, năng động, cởi mở hơn” (GS. Ngô Đức Thịnh) [17]

Điều kiện tự nhiên thuận lợi: rất dễ nhận thấy rằng Sài Gòn-TPHCM là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hoà, đất đai phì nhiêu, hầu như chưa bao giờ chịu tác động mạnh của các dạng thiên tai như núi lửa, động đất, bão lụt. Nơi đây phong thổ lý tưởng, khí hậu không lạnh như phương Bắc, cũng không nóng bức như miền Trung. Những ưu điểm tự nhiên này tồn tại lâu dài đã là tiền đề biến Sài Gòn thành một điểm đến hấp dẫn của các lưu dân tứ xứ, tạo cho con người nơi đây lối sống phóng khoáng, tự do. Điều kiện tự nhiên nơi đây cũng là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng công trình, không cần phải lưuý nhiều đến việc chống chọi với những tác động mạnh mẽ của thiên tai như nhiều khu vực đô thị khác của đất nước.

Giao thông thuận lợi: Sài Gòn là vùngđất sông nước. Hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, cộng với hơn 12 km bờ biển đã biến nơi đây thành một cửa ngõ giao thương với nhiều vùng đất trên thế giới. Lịch sử và cả hiện tại cho thấy các đô thị có điều kiện giao thông thuận lợi đều có cơ hội để sớm phát triển thành nơi “trên bến dưới thuyền”, thành đô thị thương mại, và tất yếu sẽ dễ trở thành nơi giao lưu của nhiều luồng văn hoá.

Đối với yếu tố công nghệ và kỹ thuật, Sài Gòn-TPHCM có được diện mạo, trình độ phát triển như ngày nay chính là do tác động không nhỏ của việc áp dụng các thành tựu công nghệ- kỹ thuật trong quá trình giao lưu văn hoá, đặc biệt là với văn hoá phương Tây. Tác giả Nguyễn Minh Hoà nhận định rằng ti ến trình giao lưu này diễn ra sớm nhất, nhanh nhất và hoàn thiện nhất so với tất cả các vùng miền khác trên cả nước. Trong đó các yếu tố quan trọng nhất được đúc kết là:

- Tiếp nhận và ứng dụng mô hình quy hoạch và kiến trúc phương Tây vào quá trình phát triển thành phố.

- Tiếp nhận vàứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong công cuộc hiện đại hoá đô thị tại Sài Gòn giaiđoạn từ nửa sau thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX.

- Tiếp nhận vàứng dụng cách thức quản lýđô thị phương Tây hiện đại. [17]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)