Cơ sở khoa học về duy trì và chuyển tải bản sắc của không gian công cộng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51)

b. Một số bài học cần lư uý

2.3.3.Cơ sở khoa học về duy trì và chuyển tải bản sắc của không gian công cộng

Ý nghĩa của việc tạo dựng không gian giao tiếp cộng đồng chính là một quan niệm xuyên suốt lịch sử phát triển của lĩnh vựckiến trúc và thiết kế đô thị. Từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, Aristotle đã nhận định trong tác phẩm Chính trị học rằng một cộng đồng lý tưởng là nơi có quymô đủ nhỏ để“tiếng nói của mỗi cá nhân được lắng

nghe bởi cả cộng đồng”. Trong tác phẩm Nền văn minh Hy Lạp, tác giả Kitto phản ánh

“cuộc sống cộng đồng và mối liên hệ giữa từng bộ phận của cộng đồng cóđược là nhờ

tỷlệ nhỏ nhắn của không gian vật chất”.[09]

Bên cạnh đó, điểm lại toàn bộ lịch sử cư trú của loài người, có thể nhận thấy rằng trong phần lớn trường hợp, chính các đường phố và quảng trường đã từng là yếu tố cơ bản mà từ đó tất cả các đô thị hình thành và phát triển. Lịch sử đã chứng minh ưu điểm của đường phố đến mức mà đối với đa số người, chính đường phố và quảng trường đã tạo thành bản chất thực sự của hiện tượng “đô thị”. Theo cách nhìn của một nhà xã hội học Hoa kỳ:“nếu đường phố thú vị, thành phố sẽ thú vị. Nếu đường phố đơn điệu, thàn h phố sẽ trở thành đơn điệu”.[48]

Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XX, từ ảnh hưởng của chủ nghĩa Công năng, các đô thị hiện đại dần dần đã trở thành những tập hợp công trình bố cục tự do trong mối quan hệ lỏng lẻo với đường phố. Con người bị cách ly dần khỏi các hoạt động giao tiếp công cộng do bị ngăn cách với đường phố và quảng trường bởi các bãiđậu xe khổng lồ và đường giao thông lớn. Quá trình nàyđến lượt nó đã làm suy giảm chất lượng không gian công cộng đô thị, hiện tượng mà Jan Gehlđã mô tả chính xác trong tác phẩm

Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc:

Nếu vào một lúc nào đó một nhóm quy hoạch gia được giao nhiệm vụ làm suy giảm

chất lượng cuộc sống giữa các công trình kiến trúc thì họ khó có thể làm tốt hơn điều mà họ đã tình cờ làm được trong quá khứ, ở những khu ngoại ô lan tỏa, và trong rất nhiều quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị theo chủ nghĩa công năng.[27]

Trong bối cảnh đó, những chuyển biến nhất định đã diễn ra trong nhận thức về không gian công cộng đô thị. Cách nhìnđó vượt khỏi giới hạn của công trình kiến trúc đơn lẻ, để có thể bao quát hơn về cuộc sống đô thị ở những không gian công cộng nằm bên

ngoài phạm vi các công trình kiến trúc.

Tài liệu bảo tồn thành phố cổ Québec định nghĩa không gian công cộng được cấu tạo bởi những không gian mở có mục đích sử dụng công cộng, cụ thể là không gian quảng trường, đường phố và công viên đô thị. Krier gọi đó là “tất cả các dạng thức không

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51)