Đối tượng này gồm một số khu vực tập trung nhiều di tích, di sản và công trình kiến trúc quan trọng tại vị trí các quảng trườngtrung tâm thành phố.
Đó là cụmcảnh quan quảng trường Hoà Bình (vớisự hiện diện của các điểm nhấn nổi bật là là nhà thờ Đức Bà và Bưu điện trung tâm); cụm cảnh quanquảng trường UBND
(với điểm nhấn là toà nhà UBND.TPHCM, khách sạn Rex, toà nhà Vincom), cụm cảnh
quan quảng trường Lam Sơn (với điểm nhấn là Nhà Hát thành phố và khách sạn Continental) (Hình 3.11)
3.2. DUY TRÌ VÀ CHUYỂN TẢI GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐẶC TRƯNG
TẠI TRUNG TÂM HIỆN HỮU BẰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ CẢI TẠO
THÍCHỨNG
3.2.1. Định hướng duy trì và chuyển tải giá trị kiến trúc đô thị trong bối cảnh
phát triển tiếp nốicủa đô thị
Nhiều bài học lý thuyết và thực tiễn hiện nay đang nhấn mạnh đến tính chất “động” của khái niệm di sản kiến trúc đô thị. Sự mở rộng khái niệm di sản, cùng với thực tiễn đặc thù của khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM trong bối cảnh phát triển đưa đến các phân tích như sau.
- Duy trì và chuyển tải giá trị kiến trúc đô thị lịch sử không thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ của giải pháp bảo tồn các di tích kiến trúc riêng lẻ. Bảo tồn dạng điểm đối với một số lượng di tích hạn chế sẽ bỏ sót các giá trị khác của quỹ di sản kiến trúc đô thị, của khung cảnh và môi trường sống đãđược kế thừa và gạn lọc trong suốt tiến trình lịch sử của đô thị.
- Duy trì giá trị kiến trúc đô thị lịch sử bằng giải pháp bảo tồn toàn phần trung tâm hiện hữu như là một “mảng” tác phẩm nghệ thuật hoặc lịch sử khép kín chắc chắn không thể được xem là một giải pháp khả thi. Khoanh vùng bảo vệ triệt để cho cả một cấu trúc đô thị rộng lớn, nơi cư trú của hàng trăm ngàn thị dân, nơi có chức năng là trung tâm chính của TPHCM rõ ràng là một đ ề xuất không tưởng vì nó “bảo tàng hoá”, làm đóng băng,ngưng trệ đời sống đô thị.
- Duy trì và chuyển tải giá trị kiến trúc đô thị lịch sử bằng giải pháp chỉnh trang và xây dựng mới cũng chưa phải là một đề xuất mang tính toàn diện. Lý do là giải pháp này dù có thể phát huy ưu điểm ở việc khẳng định diện mạo kiến trúc và cảnh quan kiến trúc đô thị đặc trưng, nhưng về cơ bản nó vẫn dừng lại ở yếu tố hình thức, bỏ sót các giá trị khác về đặc điểm quy hoạch và các giá trị phi vật thể liên quan đến môi trường sống của đô thị.
Tất cả những phân tích trên đưa đến một định hướng quan trọng là, trung tâm hiện hữu được hiểu là một quần thể không gian kiến trúc đô thị được chuyển hoá không ngừng trong suốt tiến trình phát triển. Nó hoàn toàn không phải là một tác phẩm đã hoàn thiện và bất biến. Do vậy không thể đóng khung tất cả mọi giải pháp trong nội dung chuyên biệt của khoa học bảo tồn, và cũng không thể có bất kỳ một giải pháp bảo tồn nào mang
tính khả thi nếu nó chặn đứng, làm ngưng trệ dòng chảy lịch sử biện chứn g đó.
Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị trong bối cảnh phát triển đòi hỏi phải được triển khai với các công cụ thích hợp để bảo vệ giá trị đặc trưng của di sản kiến trúc đô thị, nhưng đồng thời cũng không đóng băng cuộc sống đô thị trong không gian di sản “bị bảo vệ” bằng phương thức bảo tàng hoá. Vì vậy, việc kết hợp các giải pháp
về bảo tồn, cải tạo thích ứng; chỉnh trang, xây dựng mới (thông qua kiến trúc và thiết
kế đô thị) là rất cần thiết cho đề xuất duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng tại trung tâm hiện hữu.
Nhóm giải pháp này là cánh cửa mở đường để giữ gìn và kết nối các di tích, di sản kiến trúc, các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị vào một cấu trúc không gian hoàn chỉnh. Các giải pháp đồng bộ về bảo tồn, cải tạo, kiến trúc và thiết kế đô thị sẽ giữ gìn tính chất hài hoà và liên tục lịch sử của phát triển, giữ gìn sự hài hoà giữa các cấu trúc cũ và mới trong bối cảnh đô thị phát triển để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của chính nó.(Sơ đồ 3.04)
3.2.2. Giải pháp bảo tồn và cải tạo thích ứng đối với các di tích, công trình kiến
trúc có giá trị (Sơ đồ 3.05)
Việc xác định cấp độ bảo tồn cho các di tích, công trình kiến trúc dạng “điểm”, trước hết, cần được dựa trên nội dung các văn bản quan trọng là Luật di sản văn hoá, và hiến chương Venice- văn kiện quyđịnh nguyên tắc bảo tồn, trùng tu các đối tượng di tích riêng lẻ. Các nguyên tắc này khẳng địnhtính xác thực vật thểphải được xem cái gốc để bảo tồn chân giá trị lịch sử của di tích.
Phương thức lý tưởng để khả thi hoá mục tiêu này chính là bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị vật thể của công trình dưới dạng“hiện vật bảo tàng”.
Tuy nhiên phân tích hiện trạng cho thấy, về mặt bảo quản, số lượng di tích và di sản kiến trúc tại trung tâm lịch sử đang được bảo vệ theo phương thức “hiện vật bảo tàng” là rất ít. Chỉ có một vài di tích lịch sử như Dinh Độc Lập, hoặc ở một chừng mực nào đó là một số công trình có chức năng bảo tàng (dưới dạng chức năng gốc hoặc chuyển đổi công năng)là được bảo tàng hoá với cácgiải pháp bảo vệ tương đối chặt chẽ.
Còn lại phần lớn các di tích hoặc công trình kiến trúc có giá trị hiện nay đều đang được sử dung như là những “công trình sống”. Trong số đó, rất nhiều công trìnhđang được vận hành theo đúng chức năng gốc, ví dụ như nhà thờ, bưu điện, nhà hát, trường học…Và cũng có không ít công trình đã được cải tạo thích ứng cho công năng mới. Những ví dụ điển hình nhất cho đối tượng này là các công trình biệt thự chuyển sang chức năng dịch vụ dưới nhiều hình thức đa dạng.
Thực tế sử dụng đó đưa đến nhận định rằng, ngay cả đối với di sản kiến trúc dạng “điểm”, thì việc bảo tồn theo phương thức “đóng băng” công trình để bảo vệ tối đa
các giá trị nguyên gốc của nó vẫn có thể chưa phải là một giải pháp hoàn chỉnh trong điều kiện công trình vẫn đang phát huy giá trị sử dụng của nó, vẫn đang “sống” cùng với cuộc sống đô thị thực tại.
Vì vậy mà nếu phân tích sự mở rộng của khái niệm về “tính xác thực” trong các công ước bảo tồn gần đây, ví dụ như văn kiện Nara, có thểnhận định rằng tính xác thực của di tích không chỉ giới hạn ở các yếu tố vật thể mà còn tích hợp cả các yếu tố phi vật thể như chức năng, tinh thần, tình cảm… Dưới góc độ di sản đô thị, hiến chương Washington đã xác định giá trị chức năng sử dụng cũng cần được bảo vệ và phát hu y với tư cách là yếu tố tạo thành bản sắc cho đô thị.
Luận điểm này cho thấy bảo vệ tính xác thực của di tích không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “bảo tàng hóa” cấu trúc vật thể của nó.Phương pháp luận đó đưa đến đề xuất phương thức can thiệp cho di sản kiến trúc dạng “điểm”như sau.
3.2.2.1.Đối với di tích được xếp hạng
Đối tượng này được xử trí theo nội dung Luật di sản văn hoá. Các yếu tố nguyên gốc được bảo vệ không chỉ bao gồm giá trị vật thể, mà còn có cả các giá trị phi vật thể, trong đó có chức năng sử dụng. Một số di tích lịch sử có thể được bảo vệ dưới dạng bảo tàng hoá, một số di tích phải được bảo quản trên cơ sở hoàn trả công năng gốc mà nó đãđượctạo lập và duy trì trong quá khứ.
Căn cứ theo Luật Di sản văn hoá, di tích được xếp hạng phả i được khoanh vùng bảo vệ theo ba khu vực I, II, III. Tuy nhiên Luật Di sản văn hoá sửa đổi bổ sung năm 2010 xác định di tích không cần có khu vực bảo vệ II, III khi di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di d ời. Quy định này rất phù hợp với đặc thù của khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM, nơi phần lớn các di tích đều tồn tại trong bối cảnh đô thị sầm uất.
Như vậy việc khoanh vùng bảo vệ di tích được xếp hạng tại trung tâm hiện hữu chỉ nên áp dụng quy định cho riêng khu vực I (là bản thân không gian di tích, và các thành phần gắn bó hữu cơ với di tích tạo nên giá trị tổng thể). Tất cả các trường hợp cải tạo, bổ sung hoặc xây dựng mới trong khu vực bảo vệ I đều bị nghiêm cấm.
3.2.2.2.Đối với công trình kiến trúccó giá trị nhưng chưa được xếp hạng
a.Tiêu chí phân loạivàđánh giá công trình:
Danh mục các di tích văn hoá- lịch sử đãđược xếp hạng là cơ sở pháp lý để xác định công trình di sảnkiến trúc.
Đối với các công trình có giá trị nhưng chưa được xếp hạng thì cần phải tiến hành phân loại và đánh giá, dựa trên một thang giá trị khách quan để qua đó đề xuất đưa công trình vào danh mụcquỹ di sản kiến trúc đô thị của thành phố.
- Việc xác định giá trị công trình kiến trúc phải được xuất phát từ điều kiện đặc thù của trung tâm hiện hữu TPHCM, kết hợp với nguyên tắc khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về vấn đề này.
- Tập hợp công trình kiến trúc tại trung tâm hiện hữu TPHCM thể hiện dấu ấn của nhiều cộng đồng đa dạng trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hoá. Vì vậy mà việc đánh giá cần mang tính khách quan để tránh hiện tượng xô lệch do thiên kiến
lịch sử(ví dụ như quan điểm chối bỏ các công trình thực dân), hoặc do cả thiên kiến
nghệ thuật ở chiều ngược lại (ví dụ như chỉ thừa nhận kiến trúc phương Tây như là đại diện của phong cách nghệ thuật chính thống). Tính chất khách quan này cũng đồng thời hạn chế được xu hướng bảo tồn tràn lan, thiếu chọn lọc ở một góc độ khác.
- Xem xét dưới góc độ mở rộng khái niệm di sản thì giá trị di sản kiến trúc không chỉ giới hạn ở bản thân các công trình kiến trúc riêng lẻ, mà còn thể hiện ở trạng thái liên kết của chúng trong quần thể không gian. Do đó giá trị di sản kiến trúc không chỉ giới hạn ởtiêu chí lịch sử và nghệ thuật, mà còn thể hiện qua nhiềutiêu chí khác về chức năng, kỹ thuật và vị trí,thể hiện được các chiều kích văn hoá vật thể lẫn phi vật thể đa dạng.
Xuất phát từ các quan điểm trên, luận án đề xuất đánh giá, phân loại quỹ di sản kiến trúc tại trung tâm hiện hữuthông qua thang giá trị khách quan vớitám tiêu chí:
Tiêu chí giá trị Các tiêu chuẩn quan trọng
1. Giá trị nghệ thuật
dành cho những công trình thể hiện những đặc trưng về phong cách, hình thức kiến trúc phù hợp với quá trình phát triển kiến trúc đô thị tại trung tâm hiện hữu.
Công trình thể hiện các phong cách, hình thức kiến trúc tiêu biểu:
- Kiến trúc dân gian đô thị: các dãy nhà phố thương mại điển hình.
- Kiến trúc Pháp: phong cách công năng tiên
kỳ, phong cách chiết trung Tân cổ điển, phong
cáchĐông Dương, phong cách Art Deco.
- Kiến trúc Hiện đại.