Nguyên tắc Valletta về bảo vệ và quản lý các đô thị và khu đô thị lịch sử (Paris,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)

năm 2011): bổ sung và điều chỉnh một sốthuật ngữ đãđược sử dụng trong hiến chương Washington, đồng thời đề xuất các công cụ cần thiết để bảo vệ và quản lý các đô thị và khu đô thị lịch sử.Nguyên tắc này xác định đối tượng quan trọng nhất của công tác bảo vệ và quản lý di sản đô thị là các giá trị di sản văn hoá vật thể lẫn phi vật thể, cùng với nó là chất lượng của cuộc sống cư dân.

Những yếu tố mới đáng lưu ý thể hiện ở việc xác định các giá trị đặc trưng đô thị như: giá trị văn hoá phi vật thể của đô thị (tính liên tục và bản sắc); các chức năng, phương thức sử dụng đất truyền thống của đô thị; không gian công cộng đô thị (trong vai trò kết nối cộng đồng). Bản nguyên tắc cũng xác định các nguy cơ phát sinh trong thực tiễn bảo tồn di sản đô thị những năm gần đây, đáng lưuý là:

- Sự biến động của hình thái đô thị từ ảnh hưởng của những dự án xây dựng quy mô lớn tại các đô thị đang phát triển.

- Sự gia tăng của quá trình “trung lưu hoá”, tiếp nhận những cư dân và chủ sở hữu mới, dẫn đến hiện tượng đào thải cư dân nguyên gốc và làm bào mòn bản sắc văn hoá của đô thị.[78]

2.2.2.Cơ sở khoa học về Bảo tồn di sản đô thị

2.2.2.1. Khái niệm di sản mở rộng

Vào khoảng giữa thế kỷ XX, nhiều trung tâm đô thị Châu Âu bước vào quá trình tái thiết sau hậu quả nặng nề của chiến tranh. Trong bối cảnh kiến trúc và quy hoạch phương Tây chịu tác động của Chủ nghĩa Hiện đại đương thời, công cuộc kiến thiết đó nhiều khi đã vận hành như những “cỗ máy” xóa nhoà bản sắc cộng đồn g, cắt đứt mối dây liên hệ giữa con người với không gian sống truyền thống của họ.

Thực trạng này đã tạo nên mối quan tâm sâu sắc đối với vấn đề bảo tồn di sản dưới quy mô rộng lớn và đa dạng hơn, dẫn đến sự mở rộng phạm vi của đối tượng bảo tồn từ di tích đơn lẻ sang khái niệm di sản đô thị.

Xuất phát từ cách tiếp cận mang tính thời đại hơn của khoa học bảo tồn, việc định nghĩa và nhận dạng di sản, đặc biệt là di sản đô thị, đã dần dần vượt khỏi cái khung của các tiêu chuẩn về giá trị lịch sử và nghệ thu ật chính thống. Những thập kỷ gần đây, khái niệm di sản đô thị được tích hợp thêm những yếu tố mới, vốn “được nhận dạng từ

những hình thái và chức năng mà đô thị được thừa hưởng từ quá khứ ,đóng vai trò làm

chỗ dựa cho cuộc sống hàng ngày và cho toàn bộ ho ạt động kinh tế-xã hội của một đô

thị đương đại” (Hội thảo quốc tếQuébec, 1991).[05]

Cách định nghĩa này đặt cơ sở trên một góc độ nhận thức mang tính tổng hợp. Nội hàm của nókhông chỉ giới hạn ở các công trình vật thể, mà còn chứa đựng cả các yếu tố văn

hoá, lối sống, các giá trị phi vật thể mà con người tạo dựng nên trong khung cảnh sống của họ, trong đó đặc biệt có các chức năng đa dạng đãđược gạn lọc và kế thừa trong quá trình phát triển đô thị. [66]

Chính vì vậy mà ý nghĩa của di sản đô thị không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố vật thể, mà còn bao hàm cả mối liên hệ giữa chúng với bối cảnh xã hội, với khung cảnh lịch sử của quá khứ đô thị. Không có bất kỳ một di sản đô thị nào còn tồn tại nguyên vẹn với cấu trúc ban sơ mà nó đã từng có trong quá khứ. Bởi lẽ tác động biện chứng của các nhân tố đa dạng lên quá trình phát triển lâu dài của đô thị đã làm cho nó không ngừng biến đổi về cả hình thức lẫn nội dung. Không phải ngẫu nhiên mà nhà xã hội học Max Webber đã ví đô thị như “một con kỳ đà biến màu”. [01] Xuất phát từ đây, trong quá trình bảo tồndi sản đô thị, việc quan niệm yếu tố nguyên gốc không đồng nghĩa với sự loại trừ những yếu tố mới phát sinh trong lịch sử phát triển của thực thể đô thị luôn luôn biến đổi. Bảo tồn di sản đô thị không phải là đó ng băng, bảo tàng hoá các giá trị về hình thức và chức năng mà đô thị được thừa hưởng từ quá khứ, mà còn làđể phát triển và thích ứng chúng một cách hài hoà với cuộc sống đô thị đương đại. Đó là tấm gương phản chiếu sự phát triển hữu cơ của mội trường nhân tạo đô thị qua nhiều giai đoạn, là những mắt xích xâu kết nên giá trị hoàn chỉnh về cấu trúc không gian và dáng vẻ đặc trưng của cả tổng thể khu vực. [29] [30] [59] (Sơ đồ 2.03)

2.2.2.2. Phương pháp đánh giátiềm năngdi sản đô thị

Khái niệm di sản mở rộng dẫn đến các yếu tố bổ sung trong việc đánh giá tiềm năng di sản đô thị. Nội dung đánh giá không chỉ giới hạn trong việc xác định các giá trị lịch sử nghệ thuật của công trình đơn lẻ, mà còn liên quan đến việc phân tích hiện trạng kỹ thuật, tiềm năng sử dụng, thích ứng công trình hoặc khu vực cho các chức năng phù hợp với thời đại, phù hợp với bối cảnh phát triển của đô thị.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)