Công trình kiến trúc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 85)

Khu vực thể hiện những đặc trưng về công trỉnh kiến trúc

Công trình kiến trúc với các giá trị đặc trưng được xác định ở mục (3.2.2.2.a)

3.2.3.2. Các giải pháp kỹthuật

Các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị không chỉ phản ánh giá trị của các di tích hoặc công trình kiến trúc riêng lẻ, mà còn thể hiện đặc điểm liên kết của tập hợp công trình, còn tích hợp trong phạm vi của nó nhiều đối tượng đa dạng khác như cấu trúc mạng lưới đường và ô phố, đặc điểm chức năng, không gian công cộng, khung cảnh đường phố...

Thực tế trên đưa đến nhận định là việc bảo tồn các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị không thểdừng lại tronggiới hạn các công trình kiến trúc đơn lẻ. Bản sắc kiến trúc đô thị của các khu vực này chỉ được duy trì khi tất cả các yếu tố cấu thành giá trị vật thể lẫn phi vật thểcủa nó đều đượcquan tâm bảo vệ.

Vì vậy, mức độ kỹ thuật bảo tồn các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị sẽ có đặc thù khác với bảo tồn di tích đơn lẻ. Có nghĩa là không thể đóng khungtất cả các biện pháp kỹ thuật trong một giới hạn không gian và quy trình khép kínnhư phương thức bảo tồn dạng “điểm”. Nhu cầu xử trí một đối tượng di sản rộng lớn tích hợp trong nó đầy đủ nhịp điệu sinh hoạt và phát triển năng động của đời sống đô thị đòi hỏi bảo tồn phải được triển khai bằng các giải pháp đa dạng và linh hoạt hơn, từ nhóm giải pháp bảo vệ như bảo quản, trùng tu, tôn tạo di tích, đến nhóm giải pháp có sự can thiệp nhiều hơn

như cải tạo, sửa chữa, tái tạo công trình …

Trong trường hợp xử trí các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị với nhiều yếu tố thành phần, cải tạo thích ứng là một biện pháp kỹ thuật đặc biệt thích hợp vì nó tạo điều kiện hồi sinh các đối tượng, các giá trị đa dạng của khu vực, hoà nhập chúng vào đời sống đô thị hiện đại. Ví dụ như những giải pháp cải tạo phù hợp sẽ giúp chuyển đổi các khu vực bờ sông bị rào kín hiện nay thành các không gian mở phục vụ cộng đồng trong quá trình di dời khu vực Ba Son và cảng Sài Gòn hiện hữu. Quá trình này cũng đồng thời tạo điều kiện cải tạo các nhà kho cũ của cảng Sài Gòn thíchứng vớicác chức năng mới như thương mại dịch vụ, hoặc thành các khu nhà ở bên sông với giá trị bất động sản cao cấp. Các nhà xưởng lịch sử tại Ba Son có thể được cải tạo thành chức năng bảo tàng, trưng bày, thành các không gian hoạt động nghệ thuật...Các quảng trường trung tâm đô thị qua cải tạo thích ứng sẽ nối kết với các công trình văn hoá và thương mại, các trục phố đi bộ để trở thành những không gian công cộng sầm uất, những điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng và khách du lịch...

Duy trì và chuyển tải giá trị của các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị quan trọng

nhất tại trung tâm hiện hữu trên cơ sở kết hợp bảo tồn và cải tạo thích ứng là một giải

pháp lý giải sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn và phát triển. Bảo tồn trên cơ sở duy trì tối đa giá trị của các nhân tốc gốc, kết hợp với nỗ lực can thiệp thận trọng và tinh tế ở một mức độ nhất định để thích ứng các công trình vàđối tượng đa dạng cho chức năng sử dụng mới chính là cánh cửa để thích nghi di sản với bối cảnh đa dạng của cuộc sống đô thị đương đại, không đóng băng di sản trong hình hài quá khứ. Nó phát huy giá trị của chính di sản trong bức tranh biến đổi không ngừng của các quá trình xã hội.

Tuy nhiên cần đặc biệt lưuý là việc triển khai kỹ thuậtbảo tồn và cải tạo thích ứng các khu vực cảnh quan kiến trúc đô thị cần phải được tiến hành dưới cơ sở của một nguyên tắc định hướng nhất quán. Lý do là vì việc cho phép triển khai các biện pháp can thiệp, như sửa chữa, cải tạo, trùng tu, là đồng nghĩa với việc phải đối diện thường xuyên với nguy cơ huỷ hoại giá trị đích thực của di sản. Nếu hành vi sửa đổi chỉ được triển khai theo động cơ thực dụng thì sản phẩm của bảo tồn chỉ còn là biểu hiện của một thứ “bảo tồn bề mặt”, hay cònđược gọi là “chủ nghĩa mặt đứng”.

Và điều này đến lượt nó sẽ là sự kiểm chứng khách quan cho mối quan hệ hai mặt, giữa một bên là mục tiêu bảo tồn, và bên kia là những động cơ “nhân danh bảo tồn” để xâm nhập vào các khu vực đô thị lịch sử.

3.2.3.3. Các giải pháp tổng hợp để đảm bảo thực thi mục tiêu bảo tồn các khuvực cảnh quankiến trúc đô thị vực cảnh quankiến trúc đô thị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 85)