Định hướng kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc đô thị phù hợp để

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 99)

c. Các giải pháp kinh tế xã hộ

3.5.1. Định hướng kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc đô thị phù hợp để

chuyển tải sang trung tâm mới

Tính chất không gian kiến trúc đô thị của một khu đô thị mới phụ thuộc vào cự ly địa lý, đặc điểm chức năng, mối quan hệ của nó với trung tâm hiện hữu. Xây dựng một đô thị hiện đại biệt lập hoàn toàn khỏi đô thị cũ có thể là một hướng phát triển dễ thực hiện hơn do không cần có sự chuyển tiếp hoặc gắn kết về không gian văn hoá.

NhưngThủ Thiêm không phải là một khu đô thịmới cách xa và tách rờikhỏi đô thị cũ theo kiểu “đô thị vệ tinh”. Ngược lại, với vị trí đối diện trung tâm hiện hữu qua sông Sài Gòn thì Thủ Thiêm chính là một trung tâm mới với mối quan hệ gần gũi,song sinh và cộng sinhvới trung tâm hiện hữu.

Với tính chất đó, Thủ Thiêm không thể phát triển biệt lập như một vết đứt về văn hoá, thoát li triệt để khỏi thành phố cũ để tạo cho riêng mình một diện mạo kiến trúc đô thị hoàn toàntương phản và khép kín.

Ví dụ rõ nét nhất về vấn đề này có thể được nhận thấy qua trường hợp phát triển khu Phố Đông tại Thượng Hải.

Có thể có những nhận định khác nhau về đặc điểm phát triển của khu đô thị mới này, tuy nhiên không ít các phân tích đã chỉ rõ rằng, Phố Đông có rất nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn hiện đại, nhưng chân dung kiến trúc đô thị củanó hoàn toàn xa lạ với bối cảnh văn hoá truyền thống Thượng Hải.Ở đây gần như không có sự đối thoại giữa cái mới và cái cũ, giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại hóa và chủ thể hóa.

Bài học từ trường hợp Phố Đông đưa đến nhận định là, xây dựng Thủ Thiêm theo

hướng kết nối liên tục về không gian và văn hoá với trung tâm hiện hữu là một vấn đề

rất cần được khẳng định, để tạo cho khu đô thị mới này một chân dung kiến trúc đô thị

thể hiện được tính liên tục lịch sử trong quá trình phát triển tiếp nối của trung tâm

thành phố. Tính chất này phải là một trong những quan điểm chủ đạo, thậm chí còn phải là tiêu chíhàng đầu, để xây dựng ý tưởng quy hoạch và thiết kế kiến trúc tại Thủ Thiêm.

Việc chuyển tải giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng vào trung tâm mới Thủ Thiêm đòi hỏi tầm nhìn về việc chắt lọc các giá trị truyền thống phù hợp với thời đại, và việc chọn lọc hướng phát triểnkiến trúc đô thị phù hợp với đặc điểm của chính vùng đất mới này. Với một cách nhìn khái quát, kiến trúc và thiết kế đô thị hiện đại được triển khai theo hai mô hình cơ bản. Mô hình thứ nhất chi phối đô thị trong khuôn mẫu chủ nghĩa Công năng thế kỷ XX. Về bản chất đây là mô hình “mở”, chú trọng vào công năng và kinh

tế, kết hợp giữa việc phát triểnchiều cao công trình với giải tỏa không gian trống. Kiến trúc đô thị vì vậy trong nhiều trường hợp phải chấp nhận xa rời khỏi bối cảnh văn hoá và lịch sử của chính nó.

Mô hình thứ hai, xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XX, đề xuất phương thức xử trí không gian đô thị với cấu hình “đóng”. Quan điểm này nhấn mạnh tính lịch sử, bản sắc, sức sống, sự liên tục của phát triển đô thị.

Tuy nhiên cần khẳng định rằngviệc xác định mô hình kiến trúc đô thị phù hợp cho Thủ Thiêmnên được phân tích từ cách nhìn thực tiễn hơn là tuyệt đối hoá vai trò của bất kỳ mô hình nào. Quy luật rút ra từ lịch sử đô thị hiện đại phản ánh rằng, mô hình “đóng” đang là lựa chọn gần như tất yếu ở những đô thị Âu Mỹ, nơi mà nhu cầu về bản sắc, sức sống, sự đa dạng của đô thị được đặc biệt quan tâm, khi mà các vấn đề vệ sinh, tắc nghẽn, quá tải nội đô đãđược giải quyết cơ bản. Ngược lại ở châu Á và các quốc gia đang phát triển, trong bối cảnh phải giải quyết hàng loạt các vấn đề nội tại về kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, thì rõ ràng mô hình “mở” vẫn cung cấp những giải pháp không thể bị bỏ qua trong bất kỳ quá trình phát triển đô thị nào.

Về kiến trúc, không thể chuyển tải toàn bộ các giá trị kiến trúc đặc trưng của trung tâm

hiện hữu sang Thủ Thiêm, vìđiều này đồng nghĩa với việc phải đồng thờichấp nhận hiện tượng sao chép, áp đặt các hình thức kiến trúc cổcủa Sài Gòn cũ vào không gian hiện đại thế kỷ XXI của trung tâm mới.

Tương tự như vậy, việc chuyển tải rập khuôn các đặc trưng cảnh quan kiến trúc đô thị

cũsang trung tâm mớicũng là một đề xuất thiếu tính biện chứng. Dễ thấy rằng một số đặc điểm hiện trạng của trung tâm cũ, như mạng lưới đường và ngõ hẻm nhỏ hẹp, các ô phố xây dựng dày đặc, thiếu khoảng xanh, các khu ở dồn nén công trình và chức

năng...hoàn toàn không phải là những giá trị thích hợp để chuyển tải sang một không gian hiện đại.

Các phân tích trên đưa đến nhận định là, các dấu ấn đặc trưng phù hợp của trung tâm hiện hữu cần được nghiên cứu chuyển tải sang sông trong quá trình phát triển Thủ Thiêm.Nhưng định hướng đó hoàn toàn không đồng nghĩa với quan niệm không gian kiến trúc đô thị Thủ Thiêm phảilà mộtbản sao cứng nhắc của trung tâm cũ. Nó nên được định hướng để trở thành một mảnh ghép có chất lượng, thể hiện được dấu ấn thời đại trong bức tranh kiến trúc đô thị của tổng thể trung tâm cũ và mới. Nó có thể và cần thiết sẽ là một dạng kết hợp cả “đóng” và “mở”, hiện đạivà truyền thống, quốc tế và địa phương,như một thành tựu văn hoá thể hiện quá trình phát triển tiếp nối của đô thị. (Sơ đồ 3.08)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 99)