Năm 1859, thực dân Pháp tiến chiếm Sài Gòn. Trong cuộc xâm lược này, thành Gia Định (thành Phụng) đã bị san phẳng, xoá sạch đi dấu vết cuối cùng của phần “đô”. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của phương thức quy hoạch theo kiểu “thành lũy phòng thủ”, mở ra giai đoạn phát triển với mô hình kiến trúc đô thị hiện đại, trong bối cảnh giao lưu với văn hóa phương Tây.
Trong bước khởi đầu của quá trình phát triển này, phương án quy hoạch do sỹ quan công binh Coffyn thiết lập thường được nhắc đến như là bản quy hoạch đầu tiên tại Sài Gòn thời Pháp thuộc.
Đồ ánquy hoạch Coffyn năm 1862 là dự án có mục tiêu chuyển đổi một thực thể đô thị mang đặc điểm Á Đông thành một đô thị hiện đại 500.000 người theo tiêu chí phương Tây. Với cách nhìnđó, phương án này không bận tâm nhiều đển các đặc điểm của vùng đất nhiều ao hồ, sông rạch, xoá bỏ phần “đô”, và xới nát phần “thị” cũ bằng mạng lưới quy hoạch mới.
Tính chất phân khu chức năng được thể hiện rõ ràng với các khu hành chính, thương mại, công nghiệp, quân sự và nhàở riêng biệt.
Không gian công cộng được quy hoạch có điểm nhấn dưới dạng công trường bán nguyệt tại vị trí nay là công trường Mê Lin h, còn lại là các bến sông, quảng trường công cộng, giếng phun và vòi nước tại mỗi khu phố. Quy hoạch giao thông có cấu trúc định hướng đường thẳng dạng ô cờ, với hai cấp đường rộng từ 20 đến 40 mét. Theo hình dung của Coffyn: “Tuy đã cố gắng dung hòa các lợi ích khác nhau, chúng tôi hầu như phải loại bỏ toàn bộ … những góc chéo của đường phố … góc chéo gây thêm khó
khăn cho việc xây dựng, nguy hiểm cho an toàn giao thông và làm cho việc phân chia các lô đất, vốn rất lâu dài và khó khăn, hầu như không thể thực hiện được”.[35]
Tuy nhiên, đồ án này chỉ là phác thảo cho một thủ phủ thuộc địa, bị cho là không tưởng vì dự kiến một số dân quá lớn và vượt quá khả năng thực hiện. Trên thực tế, đô thị hoá hiện đại tại Sài Gòn được triển khai bước đầu chỉ trên một diện tích rất nhỏ vào năm 1863, trên cái nền bình địa của phần “đô” cũ. Vùng đất cao này trở thành trung tâm hành chính và khu ở của người phương Tây, cách ly rõ rệt khỏi vùng đất trũng thấp là không gian thương mại và bình dân của người bản xứ. Quá trình n ày làm hình thành nên một chân dung kiến trúc đô thị đa dạng về văn hoá nhưng hoàn toàn không đồng đều về chất lượng: thành phố người Âu tại trung tâm Sài Gòn (quận 1, quận 3 hiện
nay); các khu phố chằng chịt vây quanh các bang hội người Hoa tại trung tâm Chợ Lớn (quận 5, quận 6); nhà phố liên kế của người Ấn tại các khu chợ ở Sài Gòn; và mạng lưới ngõ hẻm nhỏ bé, chật chội của người Việt tại các vùng lân cận ngoại ô.
Trong bức tranh đô thị đa dạng đó, Chợ Lớn và các khu vực ngoại ô là không gian kiến trúcđời thường chật hẹp, với nhà phố, đình chùa truyền thống. Còn trung tâm Sài Gòn trở thành một thành phố khác biệt, một không gian kiến trúc biểu diễn, phô trương. Từ năm 1887, chủ trương thiết kế không gian kiến trúc đô thị mang tính biểu diễn phô trương ấy đã làm ngưng trệ các công trình xây dựng hạ tầng. Nhà sử học Wright đánh giá thành phố lúc đó là một “thành phố mã ngoài” [52] do các vấn đề thiết thực đã không được đề cập đến hoặc không được giải quyết một cách rốt ráo. Nhưng dù sao đi nữa, vẫn phải khách quan thừa nhận rằng thành phố Sài Gòn vẫn phát triển sôi động trong bối cảnh con người và lịch sử ở giai đoạn “các đô đốc-toàn quyền”. Quyết tâm“tách một hạt ngọc thoát khỏi vỏ bọc đất đá của nó” [52]đã góp phần thúc đẩy Sài Gòn phát triển ngang tầm với những đô thị lớn như Hong Kong hoặc Singapore, đã tạo lập nên huyền thoại về một “Hòn ngọc Viễn Đông” xinh đẹp. Nơi ấy “các kinh lấp cũ
đã cho ra đời những đại lộ tuyệt đẹp”, “không gian kiến trúc khu trung tâm Sài Gòn không thua gì một số ví dụ thành công nhất của thế kỷ XVIII ở Pháp, với những đại lộ
rộng lớn trồng cây xanh, và với những công trìnhđồ sộ như dinh Norodom khống chế
một tầm nhìn cảnh quan bao la”. [52] Đó thật sự là những tiền đề quan trọng cho các định hướng mới của việc phát triển Sài Gòn sau khi chiến tranh Thế giới thứ Nhất kết thúc.
Trong thời kỳ “mở mang kinh tế thuộc địa” từ năm 1920, chính phủ Pháp đã tiến hành cải cách bộ máy hành chính, chính sách phát triển kinh tế thuộc địa cùng các quy chế về kiến trúc và quy hoạch đô thị. Trong bối cảnh đó, hoạt động xây dựng Sài Gònđã có được nhiều chuyển biến với sự có mặt chính thức của các nhà kiến trúc và quy hoạch, thông qua vai trò của cơ quan trung ương về kiến trúc.
Kiến trúc sư Ernest Hébrad, một trong những nhà tiên phong về quan niệm mới của quy hoạch đô thị Pháp, đãđược bổ nhiệm làm người đầu tiên cho vị trí phụ trách quy hoạch đô thị Đông Dương. Hébrard nhìn nhận một số thành tựu nhất định về phát triển đô thị ở Sài Gòn thời kỳ các đô đốc, tuy nhiên đó vẫn là những thành tựu b ề nổi của một quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn lâu dài , vì những hạn chế về hạ tầng và sự thiếu vắng các không gian công cộng đúng nghĩa của nó.
Trên thực tế, các đề xuất của Hébrard đã chỉ được tiến hành như là sự vận dụng mang tính thử nghiệm cho các ý đồ quy hoạch mới trên các đô thị thuộc địa, và chưa bao giờ được thực hiện một cách đúng nghĩa. Sự mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính thực dụng đã là nguyên nhân chính khiến cho các đồ án mau chóng bị lãng quên. Trong bối
cảnh đó, đóng góp của ông cho Sài Gòn nói riêng hay cácđô thị Việt Nam nói chung không phải là những giải pháp quy hoạch, mà chỉ giới hạn trong một số thiết kế kiến trúc mang phong cách Đông Dương.[52]
Tuy vậy, phát triển đô thị ở Sài Gòn thời kỳ này vẫn có được những mặt tích cực trong vai trò mở rộng không gian đô thị hoá, và tạo nên một khu vực trung tâm có chất lượng kiến trúc, không gian công cộng và mạng lưới đường phố vượt trội so với tất cả các khu vực đô thị khác của thành phố về sau. [03] [47]
Theo thời gian, và đồng thời được kiểm nghiệm bởi thước đo khắc nghiệt của thời gian, chúng đã tồn tại trong cơ thể đô thị hôm nay như một phần máu thịt, như một yếu tố cấu thành tính chất Sài Gòn. Một bộ phận không nhỏ những thành tựu đó đáng được trân trọng với tư cách di sản kiến trúc đô thị của Sài Gòn-TPHCM.[32] (Hình 1.13)