Kiến trúc Hiện đạ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

d. Những thử nghiệm kiến trúc hiện đạ

2.4.3.3. Kiến trúc Hiện đạ

những thành tựu mới, để lại những giá trị cần khẳng định.

Quá trình giao lưu với các nước tư bản phương Tây đã tạo điều kiện tiếp nối cho sự hội nhập của các trào lưu nghệ thuật hiện đại trên thế giới. Trong đó phong cách kiến trúc Hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Sài Gòn. Bên cạnh một số ví dụ thành công do người nước ngoài thực hiện, có thể ghi nhận rất nhiều thành tựu do chính đội ngũ kiến trúc sư người Việt thiết kế, do người Việt thi công, đạt tiêu chuẩn hiện đại quốc tế. (Hình 2.09)

Công trình có đặc điểm chung là hình khối đơn giản, đa dạng về quy mô tầng cao, vật liệu xây dựng bêtông cốt thép, nhôm kính, chất liệu hoàn thiện là đá rửa hoặc gạch mozaic. Người thiết kế đã sử dụng có chủ đích các chi tiết cấu tạo đặc thù như ô văng, tường hoa dạng “bông gió”, hệ lam che chắn nắng và hành lang phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Kiến trúc Hiện đại ở Sài Gòn đã được các kiến trúc sư người Việt kết hợp khá nhuần nhuyễn các yếu tố kỹ thuật, nguyên lý thiết kế hiện đại phương Tây với văn hoá phương Đông, khai thác các đặc trưng văn hoá truyền thống trong công trình một cách tinh tế, sáng tạo nên những tác phẩm đáng được trân trọng. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu nhất: Thư viện Khoa học Tổng hợp với thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện, Dinh Thống Nhất của Ngô Viết Thụ, Bệnh viện Thống Nhất của Trần Đình Quyền, Trung tâm Văn hoá Pháp của Nguyễn Quang Nhạc, Trụ sở ngân hàng Việt Nam Thương tín của văn phòng kiến trúc sư Nhạc-Thâng-Hoa.

Một đặc điểm rất đáng lưuý là dù cho sự khác biệt về phong cách giữa kiến trúc Hiện đại với các biểu hiện trước đó của kiến trúc Pháp là một thực tế hiển nhiên, thì sự xuất hiện của các công trình mới vẫn không làm phá vỡ đặc trưng kiến trúc đô thị của Sài Gòn. Bên cạnh một số ít công trình có chiều cao từ 10 đến 16 tầng tại các trục đường lớn, đa số các công trình Hiện đại đều có quy mô chiều cao không quá lấn át so với quy mô chung của khu vực. Tính chiều hướng của đô thị tiếp tục được duy trì theo phương vị ngang truyền thống. Do đó bức tranh tổng thể về kiến trúc thời kỳ 1954-1975, trong một chừng mực nhất định, đã khắc hoạ được tính đa dạng nhưng liên tục của quá trình phát triển đô thị tại khu vực trung tâm thành phố.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)