b. Một số bài học cần lư uý
2.4.1.3. Tính chất giao lưu, tiếp biến văn hoá
Như là một kết quả tất yếu của tính chất đô thị và đa tộc người trong văn hoá, TPHCM đã trở thành một cửa ngõ, nơi mở cửa, nơi tiếp nhận và thúc đẩy quá trình giao lưu,
tiếp biến văn hoá sôi động nhất Việt Nam.[16]
Nhiều luồng văn hoá của nhân loại đã du nhập vào đây, được con người nơi đây tiếp nhận, cải biến. Vàở chiều ngược lại, tiến trìnhđó cũng đồng thời đã tạo điều kiện cho
con người nơi đây hội nhập với thế giới.
Thành phố là nơi hội tụ của nhiều cộng đồng có nguồn gốc nhập cư khác nhau nhưng về căn bản đã không tự đóng kín, mà có xu hướng hoà đồng xuyên qua quá trình thẩm thấu văn hoá. Đó là vì,để có thể thích ứng với môi trường đô thị và thích ứng với các nền văn hoá khác, đặc biệt là văn hoá Việt của tộc người chủ thể, các cộng đồng khác khi hội tụ ở đây đều phải tiếp tục vận động và chuyển hoá. Các truyền thống văn hoá có bề dày lịch sử đã không bộc lộ dưới dạng tái sản xuất nguyên vẹn các nhân tố gốc, mà đã mau chóng biến hoá để thích ứng với môi trường mới. Bản thân TPHCM, vì vậy, là một tổng thể thống nhất trên nền tảng sự kết hợp của nhiều thành tố nhỏ hơn. Đó là một tiểu vùng văn hoá đô thị hình thành do hấp thu, tái tạo các luồng ảnh hưởng văn hoá lớn của Việt Nam và thế giới. Thông qua quá trình hấp thu, tái tạo, nâng cao các nguồn lực nội sinh lẫn ngoại sinh, thành phố có điều kiện để trở thành và trên thực tế đã trở thành một tiểu vùng văn hoá có ảnh hưởng lớn nhất đối với toàn vùng Nam Bộ. Không những thế, đây còn là nơi thể hiện sinh động nhất sự đa dạng về văn hoá và xã hội đô thị trong cả nước. Bức tranh tổng thể văn hoá nhiều màu sắc đó là động lực cho phát triển kinh tế xã hội, và cũng là nhân tố mang tính quyết định làm hình thành nên đặc trưng không gian văn hoá đô thị, trên cả các chiều kích vật thể lẫn phi vật thể. [15]
2.4.2. Các yếu tố đặc trưng về tự nhiên , công nghệ-kỹ thuật ảnh hưởng đến quátrình phát triển đô thịtại Sài Gòn- TPHCM