Kiến trúc và thiết kế đô thị theo hướng duy trì và chuyển tải các giá trị

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

b. Một số bài học cần lư uý

2.3.1. Kiến trúc và thiết kế đô thị theo hướng duy trì và chuyển tải các giá trị

kiến trúc đô thị truyền thống

Thiết kế đô thị xuất hiện ngay từ buổi bình minh của hoạt động xây dựng đô thị, vì vậy mà tuổi đời của nó cũng cổ xưa như chính bản thân đô thị.

Cuối thế kỷ XIX, nhà đô thị học người Áo Camillo Sitte xuất bản cuốn sách “Nguyên

tắc nghệ thuật của quy họach đô thị”. Dựa trên tổng kết những kinh nghiệm từ không gian quảng trường, đường phố của các đô thị truyền thống, ông đã phê phán việc cải tạo mở rộng đô thị làm cho công trình bị thả nổi trong những không gian phi nhân bản. Từ đây ông đề xuất nguyên tắc thiết kế đô thị với không gian nhỏ nhắn, đa dạng, hài hoà với “tỷ lệ con người”. Lý luận này có tầm ảnh hưởng lớn, và được công nhận rộng rãi với tư cách là tiền đề của khoa học thiết kế đô thị phương Tây. [62]

Tuy nhiên những đổi thay nhanh chóng của quy hoạch đô thị từ giữa thế kỷ XX, dẫn đến tình trạng chuyên biệt hoá giữa quy hoạch và kiến trúc, đã đưa các nhà quy hoạch

rời xadần lĩnh vực thiết kế xây dựng, và các nhà kiến trúc rời xa dần các khía cạnh xã hội của đô thị. [10] [80] Hiện tượng này đã để lại nhiều khoảng trống đối với yếu tố hình thức thẩm mỹcủa đô thị và bản sắc của không gian công cộng. Thiếu vắng đó đến lượt nó đã thúc đẩy sự ra đời, hay đúng hơn là sự tái sinh của thiết kế đô thị, với ý nghĩa là “chiếc cầu nối giữa các chuyên ngành quy hoạch đô thị và kiến trúc”. [23] (Hình 2.01)

Thực tiễn hoạt động cho thấy Thiết kế đô thị bao hàm một phạm vi rất rộng, không chỉ là một bộ môn khoa học xã hội, mà còn là một nghệ thuật. Nó là sự kết hợp của kỹ thuật và mỹthuật, của lý tính và cảm tính.Vì vậy Thiết kế đô thị chính là một khoa học liên ngành, thông qua đó gắn kết quy họach đô thị,thiết kế kiến trúc và thiết kế cảnh quanđể kiến tạo hìnhảnh và ý nghĩa cho môi trường hình thể đô thị.

Thiết kế đô thị có thể được triển khai ở nhiều quy mô khác nhau, từquy mô bao quát như thiết kế tổng thể đô thị, đến quy mô cục bộ của một khu vực đô thị,quy mô nhỏ như một công trình kiến trúc, hoặc thậm chí đôi khi chỉ là một hình thức kiến trúc nhỏ.

[48]

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, những bài học mang tính cảnh báo nghiêm khắc rút ra từ thực tiễn kiến trúc đô thị theo khuôn mẫu Công năng đã mở đường cho những phản biện và những hướng tiếp cận mới đối với vấn đề thiết kế đô thị. Từ đâybắt đầu xuất hiện các giải pháp cho một môi trường đô thị nhân bản hơn, hài hoà hơn, chuyển tải được nhiều hơncác giá trị lịch sử vào quá trình hiện đại hoá.

Đổi mới trong lý luận và thực tiễn thiết kế đô thị đến lượt nó đã thúc đẩy sự đổi mới

của kiến trúc. Nếu như trước đây trào lưu Hiện đại xem công năng là thống soái và kỹ thuật là biểu tượng chi phối các biểu hiện kiến trúc, thì giờ đây mối quan ngại về sự khô cằn của hình thức và tình thần trong kiến trúc đã dẫn đến các quan điểm đa dạng hơn. Những quan điểm này đưa ra nhiều thông điệp chỉ rõ sự quan tâm đến ý nghĩa, tính đa dạng, bản sắc văn hoá, đặc điểm địa phương của công trình kiến trúc. Nhiều kiến trúc sư chủ trương không chỉ nhìn nhận vấn đề đơn thể kiến trúc một cách riêng biệt, mà phải phân tích nó trong bối cảnh của cả khu vực, liên khu vực và thậm chí cả một thành phố. [23]

Tất cả đã tạo nên những tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc và thiết kế đô thị đương đại trên cả các phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

Tính đa dạng của hình thức kiến trúc đô thị được nhấn mạnh qua các tác phẩm lý luận của Jane Jacobs, Gordon Cullen, Kevin Lynch, Aldo Rossi. Robert Venturi...

Tính đa dạng của chức năng kiến trúc đô thị được đặt lại một cách cơ bản qua các tác phẩm của Jane Jacobs, Christopher Alexander, Leon Krier, Peter Blake, Jan Gehl, Lewis Mumford, Peter Calthorpe, Duany, và qua cả nhiều ví dụ thực tế trong kiến trúc

và thiết kế đô thị.

Bản sắc của không gian công cộng, với truyền thống tổ chức không gian kiến trúc đô thị tương tác chặt với đường phố và quảng trường trong những năm gần đây đãđược vận dụng lại. Các nghiên cứu và đồ án thiết kế của Leon Krier, Jan Gehl, các khu đô thị mới của Rob Krier ở Berlin, thành phố mới Almere ở Hà Lan, Scandinavi và những thành phố được thiết kế từ trào lưu Chủ nghĩa Đô thị Mới đã chỉ rõ sự hồi sinh thú vị của những nguyên tắc tổ chức không gian công cộng truyền thống được kế thừa và chuyển tải vào thực tiễn. (Sơ đồ 2.04, 2.05)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)