Trường hợp khu phố cổ Hội An

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

b. Một số bài học cần lư uý

2.2.3.3. Trường hợp khu phố cổ Hội An

Giáo sư Hoàng Đạo Kính đánh giá Hội An là di sản đô thị đầu tiênở Việt Nam được gọi đúng tên, được nghiên cứu từ nhiều phương diện, bởi nhiều lực lượng chuyên môn khác nhau, trên cơ sở phương pháp luận và bài bản kỹ thuật tương ứng.

Công tác bảo tồn và trùng tu di sản kiến trúc ở Hội An trong hai thập kỷ qua chẳng những khắc phục được tình trạng xuống cấp của các di tích, mà còn nâng cấp diện mạo chung của khu phố cổ, nâng cao chất lượng sống cho cư dân, tạo nên sự đảm bảo cho di

sản tồn tại lâu dài.

Thực tiễn bảo tồn di sản đô thị tại đây đã không biến khu phố cổ thành bảo tàng. Nó tính tới và mở đường cho sự song tồn của hai nhân tố cơ bản: di sản kiến trúc và nhu cầu tiếp tục sống của cư dân và tiếp tục phát triển của đô thị. Nó khả thi về sự chấp nhận tất yếu phần “mềm” và phần “cứng” trong bảo tồn. Nó sát với di tích, được chủ nhân củachúng chấp nhận vàủng hộ. [34]

Thêm nữa, trong những năm qua, Hội An đã trở thành nơi hội tụ của các nhà bảo tồn và khảo cổ học từ các nước, từ các lực lượng chuyên môn quốc nội. Chính sự gặp gỡ và hợp tác của những cách ứng xử đa dạng đã nâng công tác bảo tồn di sản Hội An lên tầm và chuẩn mực quốc tế. Đây là một kinh nghiệm thực tiễn sống động đối với vấn đề bảo tồn di sản đô thị mà các đô thị khác ở Việt Nam có thể tham khảo và rút ra những bài học cần thiết.

Tuy vậy, quan sát thực tế những năm gần đây, chúng ta có thể nhận thấy tại phố cổ Hội An dấu hiệu của hiện tượng được các nhà nghiên cứu quốc tế gọi là “gentrification”- trung lưu hoá. Quá trình chuyển đổi sở hữu này đã đẩy nhiều cư dân phố cổ đi nơi khác, đồng nghĩa với việc lấy đi của Hội An một phần cung cách sinh hoạt, hồn cốt văn hoá của chính nó. Vấn đề này đãđược ICOMOS khuyến cáo trong các văn kiện bảo tồn di sản đô thị những năm gần đây, vì vậy việc kiểm soát quá trình chuyển đổi sở hữu cần được phân tích nghiêm túc để Hội An có thể bảo vệ được các đặc trưng văn hoá của nó một cách bền vững. [78]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)