Đối với quảng trường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 91)

c. Các giải pháp kinh tế xã hộ

3.3.2.1. Đối với quảng trường

Về kiến trúc, một đặc điểm đáng lưuý là, quanh các quảng trường trung tâm hiện nay có nhiều công trình di tích và di sản kiến trúc quan trọng. Phần lớn các di tích kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố đều quy tụ tại các quảng trường, tạo thành những điểm nhấn nổi bật. Giải pháp chỉnh trang không gian quảng trường vì vậy liên quan mật thiết với việc bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích . Do chất lượng thẩm mỹ nổi bật của các di tích hiện hữu nên việc bổ sung các các công trình mới vào không gian quảng trường đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt đối với chất lượng kiến trúc mặt đứng để bảo vệ

giá trị nghệ thuật của quần thể không gian.

Toà nhà Vincom A là một ví dụ khá thành công trong việc thích ứng mặt đứng công trình mới vào không gian quảng trường có di sản kiến trúc nổi bật là UBNDTPHCM. Cách xử trí như vậy cần được áp dụng đối với công trình mới quanh các quảng trường có các điểm nhấn kiến trúc quan trọng khác như quảng trường Hoà Bình với kiến trúc Nhà thờ và Bưu điện, quảng trường Lam Sơn với công trình Nhà hát và khách sạn Continental...

Ngoài ra, việc chỉnh trang quảng trường còn cầ n lưu ý đến các tiêu chí về bố cục và yêu cầu chiếu sáng tự nhiên.

Về bố cục, các công trình kiến trúc mới nên được bố cục liền lạc với bề mặt quảng trường để duy trì tính chất hình học đặc trưng về mặt bằng của quảng trường hiện hữu (hình chữ nhật, vuông, bán nguyệt...). Mặt đứng công trình mới nên được thiết kế với tính chất “phẳng”, tỷ lệ cửa sổ lớn để tạo nên một bức phông nền an toàn, sống động

cho không gian quảng trường.

Về yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, cần phải xác định giới hạn chiều cao các công trình xung quanh quảng trường. Trên thực tế, một số công trình xây dựng đã không chú ý đến đặc điểm bố cục và yêu cầuchiếu sáng (như trường hợp khách sạn Caravell trước đây), nên mục đích của giải pháp giới hạn chiều cao là để ngăn ngừa các trường hợp tương tự. Chiều cao các công trình xung quanh quảng trường nên được giới hạn không

vượt quá 1,25 lần chiều rộng quảng trường để đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và duy trì đặc trưng bố cục không gian. Như vậy, chiều cao công trình mới tại các quảng trường trung tâm quy mô nhỏ như quảng trường Nhà Hát và UBND sẽ bị giới hạn. Trong khi đó thì chiều cao công trình tại quảng trường có không gian lớn hơn như quảng trường Quách Thị Trang sẽ cao hơn, hoặc thậm chí tại quảng trường có không gian rộng lớn mở ra sông Sài Gòn như quảng trường Mê Linh thì có thể phát triển công trình cao tầng mà vẫn đảm bảo yêu cầu chiếu sáng tự nhiên cho không gian công cộng.

Về chức năng, các quảng trường hiện hữu tại TPHCM trong phần lớn trường hợp đã không phát huy được chức năng giao tiếp cộng đồng. Nguyên nhân chính là do khả năng tiếp cận bộ hành đến quảng trường bị hạn chế. Hiện tượng này dẫn đến thực tế là các quảng trường hiện nay gần như chỉ đóng vai trò “đảo giao thông” hơn là không gian công cộng với ý nghĩa hoàn chỉnh của nó. Do đó việc chỉnh trang, tôn tạo các quảng trường hiện hữu, theo hướng thuận lợi cho tiếp cận bộ hành, đảm bảo an toàn tối đa cho các hoạt động bên trong không gian quảng trường phải được quan tâm xử lý.

Việc tổ chứcmạng lưới đi bộ liên hoàn giữa hệ thốngcác quảng trường với không gian

bờ sông Sài Gòn sẽ là giải pháp cần thiết để vừa kết nối quảng trường với các hoạt động giao tiếp của đô thị, vừa tăng cườngbản sắc nhân văn cho đô thị.Ngoài hoạt động thương mại, du lịch, các tuyến phố đi bộ nên được tổ chức đa dạng để gắn kết con người với các hoạt động giao tiếp cộng đồng, các sự kiện văn hoá, các không gian mở bên sông...để tạo nên lộ trình có ý nghĩa về văn hoá và kiến trúc.

Lộ trình này sẽ kết nối liên hoàn không gian trung tâm hiện hữu với bờ sông Sài Gòn , và gắn kết trung tâm hiện hữu với trung tâm mới Thủ Thiêm, nhấn mạnh tính độc đáo của một không gian kiến trúc đô thị bên sông nước. (Hình 3.15)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 91)