Các bổ sung quan trọng cho khoa học bảo tồn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Từ những năm 1970, cùng với sự mở rộng của khái niệm di sản, hoạt động bảo tồn bắt đầu vượt qua cái khung của một “môi trường nhân văn” khép kín. Các nhà bảo tồn bắt đầu phải gánh vác thêm nhiều nhiệm vụ mới mẻ và bất ngờ trước bài toán bảo tồn di sản đô thị. Và các nguyên tắc truyền thống của bảo tồn theo tinh thần “hướng  u” đã bắt đầu được nghiên cứu bổ sung với phạm vi rộng hơn so với giới hạn nhất định của thuật ngữ di tích dưới dạng công trình vật thể độc lập.

Trên con đường lý giải thực tiễn cho vấn đề đãđược nhận dạng trên, từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX, các nhà bảo tồn đã cố gắng tìm kiếmnhững cách nhìn mang tính thời đại hơn cho quan niệm “giữ gìn nguyên gốc”. Mục tiêu là để bổ sung những quyđịnh mới cho các đối tượng cụ thể mà nội dung khái quát của hiến chương Venice chưa đề cập đến một cách triệt để, đặc biệt là di sản đô thị.(Sơ đồ 2.02)

Thực tiễn bảo tồn hiện nay về cơ bản vẫn dựa trên nguyên tắc của hiến chương Venice để giữ gìn chân giá trị lịch sử. Nhưng trong một chừng mực nhất định, đã có sự mở rộng phạm vi và phương pháp tìm kiếm tính xác thực cho di sản văn hoá, đặc biệt ở góc độ phi vật thể, giúp cho di sản sinh động hơn và không “đóng băng” chúng trong bối cảnh hiện đại hóa và phát triển đô thị.

a. Hiến chương Burra (Australia, năm 1979): về bản chất là sự mở rộng phạm vi ápdụng Hiến chương Venice trong điều kiện cụ thể của Australia. Nguyên tắc của hiến

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)