Giá trị về hình thức, phong cách kiến trúc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70)

d. Những thử nghiệm kiến trúc hiện đạ

3.1.1.3. Giá trị về hình thức, phong cách kiến trúc

Với một cái nhìn khái quát, giá trị nghệ thuật của di sản kiến trúc trung tâm hiện hữu TPHCM được phản ánh qua ba dấu ấn tiêu biểu: dấu ấn của mô hình kiến trúc dân gian

đô thị, phong cách kiến trúc Phương Tây, phong cách kiến trúc Hiện đại nhiệt đới hoá.

Dấu ấn của phố thị Sài Gòn truyền thống đã và đang tiếp tục được chuyển tải vào trung tâm hiện hữu thông qua các biểu hiện đa dạng của kiến trúc nhàống đô thị.

Lớp vỏ kiến trúc cũ với hình thức chiết trung Âu- Á còn sót lại của một số công trình nhà ống được xây dựng đầu thế kỷ XX không phải là yếu tố mang tínhđại diện cho giá trị truyền thống. Về cơ bản, tính chất linh hoạt, sống động, tương tác với đường phố của tổ chức không gian nhà ống chính là đặc điểm thể hiện rõ nét nhất sự chuyển tải đặc trưng của kiến trúcdân gianđô thị truyền thốngvào trung tâm thành phố hiện tại. Thông qua quá trình liên tục được cải tạo hoặc xây mới, nhà phố trở thành minh hoạ sống động cho những đổi thay của lối sống, và thể hiện được khả năng thích ứng linh hoạt của nó trong mọi diễn biến của các thời kỳ đô thị hoá, góp phần tạo nên tính tiếp nối lịch sử cho tiến trình phát triển đô thị tại TPHCM.

Dấu ấn kiến trúc phương Tây được thể hiện qua một số lượng lớn các công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng tại Sài Gòn. Trong tập hợp này có những di tích, di sản kiến trúc mang nhiều giá trị nghệ thuật nổi bật, những điểm nhấn kiến trúc quan trọng hàng đầu tại trung tâm hiện hữu, tạo nên hình ảnh Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông một thời vang bóng.

Di sản kiến trúc Pháp tại Sài Gòn phản ánh bề dày lịch sử phát triển gần cả trăm năm, kinh qua nhiều phong cách, trào lưu đa dạng: kiến trúc thực dân tiên kỳ, phong cách Tân Cổ điển, kiến trúc Chiết trung, phong cách kiến trúc Đông Dương, phong cách Art Deco.

Hành trình thời gian của các phong cách kiến trúc do người Pháp xây dựng đã thể hiện sinh động tiến trình hội nhập và giao lưu giữa văn hoá Phương Tây với văn hoá bản địa. Phong cách Tân cổ điển với những công trình hoành tráng, đồ sộ, mang tính biểu tượng về cả nghệ thuật lẫn quyền lực nhưng còn xa lạ với bối cảnh địa phương. Bước sang những thập niên đầu thế kỉ XX, phong cách kiến trúc Đông Dương đánh dấu sự chuyển hướng cơ bản về thiết kế, hoà nhập yếu tố công năng và kỹ thuật phương Tây vào môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa. Phong cách Art Deco phản ánh xu hướng cách tân, hiện đại hoá, góp phần củng cố tính chất đa dạng trong bối cảnh giao lưu văn hoá của thành phố.

Dấu ấn kiến trúc Hiện đại từ sau năm 1954 phản ánh sự hội nhậptiếp nối của các trào lưu nghệ thuật hiện đại trên thế giới, góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Sài Gòn. Nhiều thành tựu kiến trúc mới đáp ứng tốt những nguyên tắc công năng của trào lưu Hiện đại, nhưng không hoàn toàn bị đóng khung trong khuôn mẫu hình thức của Chủ nghĩa Quốc tế, mà đã chủ động chuyển tải sắc thái địa phương, thíchứng với điều kiện khí hậu địa phương, hình thành nên đặc điểm “kiến trúc hiện đại nhiệt đới hoá”.

Sựkết hợp khá nhuần nhuyễn các nguyên lý thiết kế hiện đại phương Tây với khai thác các đặc trưng văn hoá truyền thống một cách tinh tế đã tạo nên những tác phẩm đáng được trân trọng, góp phần tạo nên sự đa dạng, bổ sung yếu tố thời đại vào chân dung kiến trúc đô thị của thành phố.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)