Quy hoạch Khu trung tâm hiện hữu TPHCM 930ha

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67)

d. Những thử nghiệm kiến trúc hiện đạ

2.4.4.3. Quy hoạch Khu trung tâm hiện hữu TPHCM 930ha

Khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM 930 ha được quy hoạch trên địa bàn các quận trung tâm hiện hữu và trung tâm mở rộng (quận 1, quận 3, quận 4, quận Bình Thạnh),

là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong hiện tại, mà trong tương lai cùng với Thủ Thiêm, sẽ đóng vai trò trung tâm cho một TPHCM hiện đại và phát triển. Đồ án xác định khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM 930 ha là khu trung tâm tổng hợp chính của thành phố đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, là nơi ghi dấu lịch sử với các công trình di sản kiến trúc cần đuợc quan tâm bảo tồn và tôn tạo, là nơi tích hợp các chức năng đô thị đa dạng.

Trung tâm hiện hữu được phân chia th ành năm khu chức năng:

Khu lõi trung tâm Thương mại - Tài chính (CBD): là khu vực lõi trung tâm kinh doanh

thương mại của thành phố, hoàn toàn thuộc ranh giới quận 1; diện tích khoảng 93ha; được giữ nguyên các chức năng đô thị như trung tâm kinh doanh thư ơng mại và hành chính- dịch vụ công cộng phục vụ cho TPHCM và các đô thị khác trong vùng. Ngoài ra khu vực này được bổ sung các chức năng khách sạn, mua sắm và văn hóa giải trí phục vụ du lịch do đây là khu vực có tiềm năng du lịch với các công trình lịch sử và cảnh quan bờ sông Sài Gòn.

Khu trung tâm Văn hóa - Lịch sử: là trục trung tâm văn hóa lịch sử quanh trục đường Lê Duẩn, hoàn toàn thuộc ranh giới quận 1; diện tích khoảng 223ha; được xác định là khu vực trung tâm văn hóa- lịch sử kết hợp với các chức năng kinh doanh, thương mại, dân cư và giáo dục.

Khu Bờ Tây sông Sài Gòn: trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, thuộc một phần quận 1, quận 4 và quận Bình Thạnh; diện tích khoảng 274,8ha. Chức năng sử dụng đất: thương mại, dịch vụ, ở, du lịch, giải trí, y tế, văn hóa, giáo dục, kết hợp tổ chức không gian công cộng dành cho người dân thành phố với hình thức công viên tập trung, đề xuất giải tỏa khu dân cư hiện hữu ở khu phố Tân Cảng. Tận dụng ưu thế của bờ sông, hình thành dải công viên văn hóa, giải trí và không gian công cộng dọc bờ sông từ cầu Sài Gònđến cầu Tân Thuận. Đảm bảo sự tiếp cận của người dân thành phố đến toàn bộ khu vực cây xanh không gian dọc bờ sông.

Khu Thấp tầng: khu vực biệt thự quận 1 và quận 3; diện tích khoảng 232ha; được phát

triển thành khu dân cư, thương mại thấp tầng với các công trình văn hóa và giáo dục. Việc phát triển khu vực này phải hài hòa với các công trình biệt thự lâu đời.

Khu cận lõi trung tâm: thuộc một phần quận 1 và quận 4; diện tích khoảng 117ha; được phát triển các chức năng kinh doanh thương mại tiếp nối từ khu lõi trung tâm Thương mại - Tài chính.

Trong quy hoạch khu trung tâm hiện hữu 930ha, tổ chức không gian kiến trúc và thiết kế đô thị nhấn mạnh yêu cầu thể hiện sự tiếp nối của các giai đoạn phát triển thành phố: vừa mang tính hiện đại vừa giữ gìn, tôn tạo bản sắc truyền thống, lịch sử; không gian đô thị sống động, thân thiện với người hưởng dụng; tạo được hìnhảnh đô thị đặc sắc,

phát huy tính đặc thù của trung tâm thành phố nhiệt đới bên sông nước.

Phương án quy hoạch được phát triển từ các nguyên tắc chính như: bảo tồn các công trình và không gian di sản kiến trúc đô thị; tổ chức tầng cao công trình theo hướng thấp dần về công trình lịch sử, đảm bảo tầm nhìn ra sông Sài Gòn, tăng cường điểm nhấn chiều cao tại các khu vực dọc bờ Tây sông Sài Gòn; đa dạng hoá các loại hình giao thông công cộng; tổ chức hệ thống giao thông ngầm, không gian đi bộ, không gian công cộng đô thị. [39] [69] (Hình 2.11)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)