Kiến trúc đô thị thời kỳ 1954-

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)

Tìm kiếm hướng phát triển cho một thành phố ngày càng đông dân và giải quyết những tồn tại của thời kỳ phát triển đô thị trước đó là việc làm cấp bách từ sau năm 1954. Nhiều phương ánquy hoạch với tầm nhìn dài hạn đãđược nghiên cứu. Tuy nhiên trên thực tế Sài Gònđã phát triển theo “mô hìnhđộng”, là mô hình khôngổn định, nhưng có khả năng thích ứng với các tình huống thực tiễn. [52]

Suốt thời kỳ phát triển trước đó, hướng phát triển của Sài Gònđược xác định là vùng đất cao hướng Bắc, loại bỏ khả năng mở rộng về các vùng đất trũng thấp. Tuy vậy, trước áp lực đô thị hoá gia tăng, bán đảo Thủ Thiêm với vị trí đối diện bờ sông Sài Gòn luôn được lưu ý trong các đề xuất mở rộng không gian trung tâm Sài Gòn.Đồ án của Hoàng Hùng là quy hoạch đầu tiên đề cập đến việc xây dựng trung tâm hành chính, văn hóa mới ở Thủ Thiêm.

Vào đầu thập kỷ 1960, nhóm tư vấn quy hoạch đô thị nổi tiếng thế giới Doxiadis đề xuất phương án quy hoạch thí điểm bán đảo Thủ Thiêm thành khu gia cư thấp tầng trong môi trường kênh rạch, không phát triển nhà cao tầng và các công trình thương mại, hành chính đồ sộ.

Phương ánquy hoạch Thủ Thiêm của công ty WBE (Hoa Kỳ) vào năm 1974 thì ngược lại, đãđề xuất phát triển Thủ Thiêm thành một trung tâm thương mại –dịch vụ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế quy mô lớn nhất Đông Nam Á. [52]

Tất cả các đề xuất nêu trên chưa bao giờ được triển khai thực hiện trong bối cảnh chiến tranh. Kiến trúc đô thị tại Sài Gòn từ 1954 đến 1975, với một cái nhìn khách quan,đã có những đóng góp nhất định cho nhu cầu mở rộng không gian đô thị hoá, và để lại những dấu ấn tích cực thông qua nhiều công trình kiến trúc mang phong cách Hiện đại nhiệt đới hoá do chính đội ngũ chuyên môn người Việt tư duy và thực hiện. Tuy nhiên, về thực chất phát triển đô thị thời kỳ này đã diễn tiến phần lớn trong một quá trình tự

phát, làm hình thành nên một cấu trúc đô thị không đồng đều về chất lượng. [08] Mô hình này có không gian hạt nhân nhỏ bé nằm trên trung tâm lịch sử đãđược quy hoạch chặt chẽ từ thời kỳ trước đó. Vây quanh hạt nhân này là phần ngoại vi rộng lớn với vô số các tuyến đường nhỏ và hẻm phố chằng chịt. Thực thể này làm phát sinh những vấn đề phức tạp đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh “đầu to” từ phương thức phát triển đô thị đơn tâm dồn nén, một bài toán hoàn toàn không đơn giản cho giai đoạn phát triển kế tiếp. [24] [31] [44] (Hình 1.14)

Từ năm 1975 đến đầu thập niên 1990, nền kinh tế khó khăn đã làm chững nhịp hoạt động xây dựng. Kiến trúc bị giới hạn bởi điều kiện vật liệu và trang thiết bị, nhưng về cơ bản vẫn tiếp nối nguyên tắc của kiến trúc Hiện đại, với sự bổ sung một số thủ pháp tạo hình hoành tráng từ ảnh hưởng kiến trúc Hi ện đại tại các nước Xã hội chủ nghĩa. Nhà hát Hoà Bình, nhà thi đấu Phan Đình Phùng là một số ví dụ điển hình cho thành tựu kiến trúc khiêm tốn về số lượng công trình của giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27)