ĐẾN NHỮNG THỬ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Havard Business Review - bai 1 - 5 cuon (Trang 89 - 91)

- TINH THẦN KINH DOANH NHẠY BÉN

ĐẾN NHỮNG THỬ NGHIỆM

THỬ NGHIỆM

THÔNG THƯỜNG, NHỮNG QUYẾT ĐỊNH Ở INTUIT ĐƯỢC ĐƯA RA DỰA TRÊN CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH POWERPOINT. Các nhà quản

lý sẽ cố gắng tạo ra (cái mà họ cho là) một sản phẩm tuyệt vời và một bài thuyết trình hiệu quả nhằm thuyết phục cấp trên của mình. Sau đó, các nhà quản lý sẽ bình chọn những ý tưởng hay và dùng chúng để thuyết phục khách hàng. Vì vậy, một thành tố chủ chốt của dự án D4D là chuyển hướng tập trung ra khỏi những buổi thuyết trình của cấp quản lý này. Hanson và Cook nhận ra rằng việc học hỏi trực tiếp từ khách hàng thông qua những thử nghiệm sẽ tốt hơn rất nhiều.

Giờ đây, những ý tưởng đổi mới sáng tạo theo mơ hình D4D được khởi đầu bằng những buổi mà họ gọi là painstorm – một quy trình do hai tác nhân đổi mới sáng tạo Rachel Evans và Kim McNealy xây dựng. Quy trình này nhắm đến việc tìm ra vấn đề lớn nhất của khách hàng để theo đó Intuit có thể giải quyết giúp họ. Trong mỗi buổi painstorm, những thành viên trong nhóm sẽ trị chuyện và quan sát khách hàng ngay tại văn phịng hoặc nhà của họ thay vì ngồi tại văn phịng ở Intuit và tưởng tượng xem họ muốn gì. Phương pháp này thường đập tan những định kiến. Khi mới bắt đầu quy trình painstorm để đẩy mạnh doanh số bán cho một sản phẩm, nhóm phụ trách tin rằng ý tưởng cho sản phẩm này phải là “Phát triển doanh nghiệp của bạn.” Nhưng quy trình painstorm cho thấy đối với khách hàng, “Phát triển doanh nghiệp của bạn” nghe rất mơ hồ – nó có thể nói đến việc tăng doanh thu trên số khách hàng hiện tại (mà đây lại không phải điểm khiến họ lo lắng) hoặc thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ hơn tương tự (cũng không phải là vấn đề của họ, nhưng khá tốn kém). Điều khiến họ trăn trở nhất là thu hút những khách hàng hồn tồn mới thơng qua

những nỗ lực bán hàng có hệ thống. “Thu hút khách hàng” là một ý tưởng thành công, tập trung đúng vào mục tiêu đó.

Tiếp theo, trong vịng hai tuần, nhóm sẽ thực hiện một buổi sol-jam, trong đó các thành viên sẽ đưa ra ý tưởng cho càng nhiều giải pháp đối với các sản phẩm hay dịch vụ càng tốt để giải quyết những vấn đề khiến khách hàng trăn trở nhất mà họ đã xác định được, sau đó gạn lọc dần thành một danh sách ngắn để đưa vào tạo sản phẩm mẫu và thử nghiệm. Trong những ngày đầu tạo sản phẩm mẫu, các giải pháp có tiềm năng cao được tích hợp vào quy trình phát triển phần mềm của Intuit. Nhưng các tác nhân đổi mới sáng tạo nhận ra cách tốt nhất để duy trì đà tiến là đưa mã phần mềm tới tay người dùng càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ giúp xác định xem liệu giải pháp đó có tiềm năng hay khơng, và nếu có, những điều cần làm để cải thiện nó là gì. Vì vậy, bước thứ ba là ngay lập tức chuyển sang khâu code-jam với mục tiêu là viết các dịng mã chưa cần hồn thiện nhất nhưng đủ tốt để giao cho khách hàng trong vịng hai tuần kể từ sau khi hồn thành khâu sol-jam. Như vậy, khoảng thời gian từ khâu painstorm sang những phản hồi đầu tiên của người dùng cho một sản phẩm mới thường chỉ mất bốn tuần.

CHIÊU MỘ CÁC TÁC NHÂN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Năm 2008, Kaaren Hanson gửi e-mail dưới đây cho một số đồng nghiệp ở Intuit:

Tiêu đề: Giai đoạn II của D4D – chúng tôi cần BẠN

Bạn đã được đề cử (và sự tham gia của bạn đã được quản lý chấp thuận) để giúp chúng tôi thực hiện tiếp Giai đoạn II của chương trình D4D tại Intuit. Bạn là một lãnh đạo quan trọng, là người có thể giúp Intuit trở thành một trong những nền văn hóa có tư duy thiết kế lớn. Chúng tơi đã có sẵn trong tay nhiều phương tiện để tùy nghi sử dụng, nhưng chúng tôi cần sự hỗ trợ của bạn để phát triển thêm nhiều ý tưởng hay hơn nữa nhằm đưa tư duy thiết kế thấm nhuần hơn vào tổ chức của chúng ta.

Dưới đây là những gì mà bạn sẽ cam kết thực hiện:

Chủ động tham gia vào buổi hội thảo/xây dựng ý kiến

kéo dài một ngày vào đầu tháng 8 để bàn về những gì mà chúng ta (trên cương vị là lực lượng tư duy thiết kế và trên cương vị một cơng ty) có thể làm để nâng D4D lên một tầm cao mới. Cuối ngày hơm đó, Scott sẽ ghé thăm và cho ý kiến về các ý tưởng/kế hoạch của chúng ta.

Cam kết thực hiện các sáng kiến được đưa ra trong

buổi hội thảo vào tháng 8 đó.

Trở thành một nhà lãnh đạo D4D nổi bật trong tồn

bộ tổ chức của Intuit (Ví dụ: làm trợ giảng cho một hội thảo D4D hướng dẫn về phần mềm FastPath hoặc các buổi đào tạo kỹ năng lãnh đạo tương tự, đóng góp vào kho kiến thức của D4D thơng qua các hệ thống góp ý hiện tại hoặc tương lai, trở thành một đầu mối bàn bạc ý tưởng với các lãnh đạo của Intuit.)

Trở thành một huấn luyện viên/người hỗ trợ D4D mà

cơng ty có thể trơng cậy (Ví dụ: đào tạo cho các nhóm chủ chốt trong cơng ty về cách động não xây dựng ý tưởng, phê bình thiết kế,…)

Tổng cộng, bạn sẽ làm việc cho chúng tôi khoảng 2 ngày/ tháng – và chúng tơi sẽ tìm cách điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với lịch trình của bạn.

Vui lịng cho biết liệu bạn có thể sẵn sàng cho năm tài khóa 2009 này khơng – và tôi sẽ thu xếp một ngày tháng 8 phù hợp với lịch trình của mọi người nhất. Hiện tại, chúng tôi đang cân nhắc lịch tổ chức hội thảo vào các ngày 4, 5 hoặc 6 tháng 8 tại Mountain View.

Hãy cùng nhìn vào một vài ví dụ cụ thể. Khi đội ngũ chuyên về thuế của Intuit nhắm đến các ứng dụng trên điện thoại di động, Carol Howe, một quản lý dự án và một tác nhân đổi mới sáng tạo, đã bắt đầu từ khách hàng. Theo lời kể của cơ, nhóm năm người của cơ đã bước ra “thế giới ngoài kia” và quan sát hàng chục người dùng điện thoại thông minh. Mục tiêu nhanh chóng được thu hẹp lại vào người dùng ở thế hệ Y1, nhóm đối tượng có phạm vi thu nhập thích hợp cho việc sử dụng một trải nghiệm kê

khai thuế đơn giản nhất. Nhóm phụ trách đã đưa ra nhiều ý tưởng và thử nghiệm chúng với khách hàng mỗi tuần. Họ tiếp xúc với khách hàng vào mỗi thứ Sáu, chắt lọc những gì họ đã rút ra được vào thứ Hai, động não suy nghĩ những ý tưởng vào thứ Ba, thiết kế vào thứ Tư và lập trình vào thứ Năm, trước khi tiếp xúc với khách hàng lần nữa. Qua những vịng lặp như thế, nhóm đã phát hiện ra nhiều “người ủng hộ”. Họ thực hiện một buổi thử sản phẩm ở California vào tháng 1 năm 2010 và mở rộng ra khắp cả nước vào tháng 1 năm 2011. Sản phẩm cuối cùng là ứng dụng SnapTax2 hiện đang được đánh giá 4,5 sao trên cả hai cửa hàng Apple và Android, đồng thời đạt được điểm số NPS ở ngưỡng trên 80.

Một ví dụ hay hơn nữa đến từ Ấn Độ. Vào năm 2008, các thành viên trong đội ngũ ở Ấn Độ nghĩ ra một ý tưởng xa lạ với các sản phẩm khai thuế và những sản phẩm chủ chốt khác của Intuit ở Bắc Mỹ, vốn là những sản phẩm khơng có khả năng thành công ở Ấn Độ. Ý tưởng cung

Một phần của tài liệu Havard Business Review - bai 1 - 5 cuon (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)