CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 88 - 90)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.1. Bảo đảm tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, tức là các biện pháp quản lý khi đƣợc đề xuất phải hƣớng tới việc tổ chức đƣợc hiệu quả các hoạt động GD theo đúng qui định của chƣơng trình, đúng với yêu cầu đổi mới GD, qua đó giúp HS phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng vận dụng các kỹ năng vào cuộc sống của mỗi HS, góp phần nâng cao chất lƣợng GD của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Đảm bảo thống nhất mục tiêu: Điều 2, Luật giáo dục 2019 quy định “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển tồn diện con ngƣời Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn

78

hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nƣớc, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. [1]

3.2.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phƣơng, phù hợp với môi trƣờng GD, điều kiện GD, chủ thể cũng nhƣ khách thể GD các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Mặt khác, các biện pháp này phải đảm bảo khắc phục đƣợc những tồn tại, hạn chế, yếu kém nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác GDKNS.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung của GD, mỗi nhà trƣờng đều có các điều kiện khác nhau về CSVC, đội ngũ, đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phƣơng, về năng lực quản lý, điều hành. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả, phải xem xét cụ thể thực tiễn của mỗi nhà trƣờng, mỗi địa phƣơng, để làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp phù hợp.

3.2.3. Bảo đảm tính hệ thống

Trong nguyên tắc này, biện pháp tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý, quá trình GDKNS, bao gồm nhận thức, chỉ đạo hoạt động, tác động vào các chủ thể phải đƣợc diễn ra một cách đồng bộ và có hệ thống.

HS là chủ thể nhận thức, chủ thể các hoạt động GD trong nhà trƣờng, vì vậy cơng tác GDKNS của nhà trƣờng phải đảm bảo thu hút đƣợc tất cả HS tham gia. Để đảm bảo các hoạt động này đem lại kết quả cao, GVCN, GVBM, tổ chức Đoàn-Đội, ban đại diện CMHS, các đồn thể chính trị, xã hội khác là lực lƣợng quan trọng khơng thể thiếu cần đƣợc phối kết hợp có hiệu quả trong q trình GDKNS cho HS trong nhà trƣờng. Trong việc tổ chức các cơng tác GDKNS thì HS đóng vai trị chủ thể hoạt động, GV là ngƣời định hƣớng, giải quyết và kết luận các vấn đề, cịn các lực lƣợng khác đóng vai trị hỗ trợ các hoạt động, có nhƣ vậy cơng tác GDKNS mới đi vào chiều sâu và bền vững.

79

3.2.4. Bảo đảm tính khả thi

Bên cạnh việc phải đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn và tính hệ thống, thì các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khả thi nếu khơng, tất cả các biện pháp quản lý công tác GDKNS cho HS đề xuất khơng thể thực hiện đƣợc và theo đó các biện pháp đề xuất sẽ khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý cơng tác GDKNS địi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện hiện có của các trƣờng THCS, phù hợp với năng lực của CBQL, năng lực thực hiện của đội ngũ GV các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của ngành GD cấp trên, sự đồng thuận của nhân dân, sự ủng hộ đông đảo của CMHS và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 88 - 90)