Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý công tác GDKNS cho phù hợp đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 93 - 97)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

3.3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý công tác GDKNS cho phù hợp đặc

điểm HS, hoàn cảnh và điều kiện thực tế

3.3.2.1. Mục tiêu

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đóng vai trị rất quan trọng quyết định hiệu quả công việc. Nếu không xây dựng kế hoạch thì khi thực hiện rất dễ rơi vào tính tùy tiện. Vì vậy, CBQL phải biết cách xây dựng kế hoạch công tác GDKNS một cách cụ thể, khoa học, kế hoạch mang tính chiến lƣợc, kế hoạch cho từng năm, từng học kì, từng tháng, từng tuần.

Kế hoạch hoạt động chi tiết sẽ giúp cho các bộ phận chủ động trong công việc, tạo sự đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng. Kế hoạch hóa giúp hiệu trƣởng hoạch định đƣợc mục tiêu chiến lƣợc, mục tiêu cụ thể, yêu cầu cần đạt đƣợc, xây dựng biện pháp phù hợp, dự kiến đƣợc các nguồn lực tham gia và dự kiến đƣợc các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch.

3.3.2.2. Nội dung

Việc lập kế hoạch là khâu rất quan trọng trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chƣơng trình hành động trong tƣơng lai của nhà quản

83

lý. Khi còn học tập ở nhà trƣờng là lúc HS cần đƣợc các thầy cô giáo, các chuyên gia tâm lý dạy về KNS để giúp HS biết nhận diện, gỡ rối, hình thành các năng lực, biết phân tích đúng sai. Vì vậy, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần chú trọng đầu tƣ sức lực, trí tuệ cho khâu lập kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, vị trí cơng việc hợp lý cho các thành viên.

Thống nhất chỉ đạo các lực lƣợng tham gia công tác GDKNS, lập kế hoạch cụ thể và lựa chọn những nội dung trọng tâm, cốt lõi phù hợp đối tƣợng theo từng học kỳ, năm học.

Để kế hoạch GDKNS có hiệu quả, hiệu trƣởng các trƣờng THCS trƣớc hết cần xây dựng kế hoạch tổng thể đối với cơng tác GDKNS; sau đó triển khai chi tiết đến tồn thể CBVC và các lực lƣợng tham gia công tác GDKNS: GVCN, GVBM (tích hợp GDKNS vào các giờ học), Đồn-Đội (GDKNS thơng qua hoạt động Đoàn- Đội). Khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần chú ý đến các yếu tố sau: mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; nội dung công việc gắn liền với hoạt động dạy học, hoạt động GD; công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện; tiến độ, nhân sự, kế hoạch công tác GDKNS phải gắn liền với kế hoạch trọng tâm năm học của nhà trƣờng; đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, minh bạch; phân công, phân cấp quản lý phù hợp; chú trọng tiến độ kế hoạch, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình thực hiện.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào tình hình thực tế (đặc điểm đối tƣợng HS, điều kiện CSVC, tài chính, LLGD…), Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức cơng tác GDKNS. Sau đó xây dựng kế hoạch GDKNS của nhà trƣờng, triển khai kế hoạch về các tổ chuyên môn hoặc thông qua tập thể hội đồng sƣ phạm của nhà trƣờng để lấy ý kiến góp ý, bổ sung, điều chỉnh và thống nhất kế hoạch chính thức của nhà trƣờng.

Xác định mục tiêu và tầm quan trọng của cơng tác GDKNS cho HS chính là định hƣớng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi để việc xây dựng kế hoạch là một tất yếu, từ đó, tìm ra các giải pháp phù hợp mục tiêu đề ra. Trong xác định mục tiêu GDKNS, cần chú ý đến mục tiêu con ngƣời phát triển toàn diện, phù hợp với xu thế thời đài.

84

Khi xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS, hiệu trƣởng cần chú ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý bao gồm các bƣớc:

Bƣớc 1: Phân tích hiện trạng GDKNS ở trƣờng THCS

Việc lập kế hoạch GDKNS, nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là phân tích hiện trạng để biết đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các công tác GDKNS của nhà trƣờng và nguyên nhân của điểm mạnh, điểm yếu. Việc thực hiện bƣớc này nhằm giúp cho nhà trƣờng biết rõ trạng thái xuất phát của đối tƣợng quản lý, có căn cứ thực tiễn để xác định mục tiêu cũng nhƣ lập kế hoạch GDKNS phù hợp với khả năng, điều kiện của từng nhà trƣờng. Vì vậy, nó đảm bảo cho kế hoạch GDKNS phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Bƣớc 2: Xác định nhu cầu

Các công tác GDKNS đƣợc đƣa vào kế hoạch GDKNS có đƣợc các GV và HS ủng hộ thực hiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra với nhu cầu của GV và HS ở các nhà trƣờng. Vì vậy, trƣớc khi lập kế hoạch GDKNS, Hiệu trƣởng cần xác định nhu cầu đƣợc tham gia từng hình thức GDKNS và nhu cầu đƣợc cung cấp từng kỹ năng của HS; Yêu cầu của GV tham gia GDKNS cho HS.

Bƣớc 3: Nghiên cứu các văn bản quy định về GDKNS của Bộ GD&ĐT, Nghị quyết về đổi mới giáo dục căn bản, tồn diện, chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 để hiểu rõ các căn cứ pháp lý khi xác định mục tiêu cũng nhƣ kế hoạch GDKNS (mục tiêu GD theo Điều 2 Luật giáo dục 2019).

Bƣớc 4: Xác định các nguồn lực cần thiết để GDKNS

Để thực hiện bƣớc này nhằm đảm bảo chắc chắn các nguồn lực cần và đủ cho mỗi hình thức, cơng tác GDKNS, từ đó đảm bảo kế hoạch GDKNS mang tính khả thi và đạt đƣợc mục tiêu đã xác định.

Khi xác định các nguồn lực GD hƣớng nghiệp, hiệu trƣởng có thể sử dụng căn cứ vào các yếu tố: Nguồn nhân lực, tài chính thực hiện GDKNS; Nguồn nguyên vật liệu, tài liệu cho GDKNS; phƣơng tiện cho GDKNS; Phƣơng pháp GDKNS.

85

lực hiện có của cơ sở GD để bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch GDKNS cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Bƣớc 5: Lập bản kế hoạch GDKNS cho HS THCS.

Xác định mục tiêu cần đạt, là trạng thái mong muốn, khả thi và cần thiết trong tƣơng lai của GDKNS. Trong quá trình quản lý GDKNS, mục tiêu cuối cùng phải đạt các kĩ năng hình thành, phát triển ở HS sau quá trình đƣợc GDKNS.

Trƣớc hết, cần xác định mục tiêu chung của GDKNS. Việc xác định mục tiêu chung có vai trị cực kì quan trọng. Mục tiêu chung là điểm xuất phát, định hƣớng, chi phối sự vận động của tồn bộ q trình quản lý KNS; Là cơ sở để xác định các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ cụ thể, nguồn lực và các biện pháp tiến hành GDKNS.

Khi lập kế hoạch GDKNS cho năm học, học kỳ, kế hoạch tháng cụ thể cho nhà trƣờng của mình, ngƣời Hiệu trƣởng cần phải trả lời để làm rõ: Làm cái gì? Tại sao làm? Ai làm? Làm ở đâu? Làm khi nào đến khi nào? Làm nhƣ thế nào?

Do đó, khi xây dựng dự thảo kế hoạch chi tiết cho công tác GDKNS, xin ý kiến hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai trong toàn trƣờng.

Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV căn cứ vào kế hoạch của nhà trƣờng xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân; hiệu trƣởng phê duyệt để đƣa vào thực hiện và cung cấp cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trong năm học.

Tổ chức quản lý thống nhất nội dung, hình thức GDKNS cho HS của nhà trƣờng; quản lý việc tổ chức thực hiện GDKNS, quản lý đội ngũ GDKNS, việc phối hợp với các LLGD, quản lý các điều kiện CSVC, quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cơng tác GDKNS theo nội dung chƣơng trình, kế hoạch.

Nhà trƣờng xây dựng, chuẩn bị các điều kiện: chƣơng trình, nội dung, hình thức, CSVC (phịng học, sân chơi, bãi tập, phƣơng tiện, thiết bị...), LLGD, cơ chế phối hợp... để tổ chức công tác GDKNS.

Nhƣ vậy, việc xây dựng kế hoạch giúp cho CBQL nhà trƣờng, nhất là đội ngũ làm cơng tác GDKNS hồn tồn chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Mặt khác, xây dựng kế hoạch cơng tác GDKNS sẽ đảm bảo đƣợc tính mục tiêu, tính

86

ổn định tƣơng đối, tính hệ thống và tính đồng bộ của hoạt động, tránh sự tùy tiện, chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực hiện làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả GD của nhà trƣờng nói chung và hiệu quả GDKNS nói riêng.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để quản lý cơng tác GDKNS có hiệu quả, khi lập kế hoạch cần đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDKNS với mục tiêu GD chung của nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải có sự chỉ đạo thống nhất về kế hoạch, mục tiêu, chƣơng trình, nội dung và hình thức thực hiện. Tránh trƣờng hợp “mạnh ai nấy làm” hay “nói một kiểu, làm một kiểu”. Cuối cùng dẫn đến tình trạng cơng việc khơng có hiệu quả.

Việc lập kế hoạch GDKNS cho HS đòi hỏi, ngƣời hiệu trƣởng phải thiết kế đƣợc chƣơng trình hành động tối ƣu, chỉ đạo phân cơng thực hiện nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, khoa học phù hợp chức năng, quyền hạn của từng bộ phận trong nhà trƣờng, để từ đó, có thể quản lý và huy động đƣợc mọi tiềm năng của lực lƣợng tham gia GDKNS đạt hiệu quả cao nhất so với mục tiêu đề ra tròng từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với từng đối tƣợng HS.

Chú ý khi xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào đối tƣợng HS và điều kiện CSVC, tài chính, tình hình thực tế của nhà trƣờng để có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)