Nhận thức về ý nghĩa của công tác GDKNS cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Nhận thức về ý nghĩa của công tác GDKNS cho HS

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng KNS, vai trị GDKNS của HS, tơi đã tiến hành khảo sát 110 HS (N = 110) ở 05 trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của HS về vai trị cơng tác GDKNS

TT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N = 110) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 103 93.6 2 Cần thiết 5 4.6 3 Ít cần thiết 2 1,8 4 Không cần thiết 0 0

Qua khảo sát thể hiện kết quả ở bảng 2.4 cho ta thấy, hầu hết HS (93,6%) nhận thức đƣợc sự rất cần thiết của việc GDKNS. Điều này khẳng định các em đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của KNS đối với bản thân. Nhất là trong xã hội ngày nay, các em đang phải đƣơng đầu với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại, nhƣng lại khơng có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội. Vì vậy, các em cần đƣợc trang bị KNS là yêu cầu đầu tiên và hết sức cần thiết. Do đó, các nhà quản lý GD cần đặc biệt quan tâm tới công tác GDKNS cho HS một cách thiết thực, nhằm giúp HS có khả năng làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trƣớc những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Hình thành cho HS những hành vi, thói quen, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng. Mở ra cơ hội, hƣớng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.

Bên cạnh, với việc khảo sát nhận thức của HS về KNS, vai trò của việc GDKNS, tôi đã tiến hành khảo sát về những KNS cần GD cho HS THCS. Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5.

47

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL, GV và HS về những KNS cần GD

(RCT- rất cần thiết; CT- cần thiết; ICT- ít cần thiết; KCT- khơng cần thiết)

TT Các kỹ năng CBQL,GV (N = 80) – Tỷ lệ % HS (N = 110) – Tỷ lệ % RCT CT ICT KCT RCT CT ICT KCT

1 Kỹ năng giao tiếp 97,5 2,5 0,0 0,0 93,7 4,5 1,8 0,0

2 Kỹ năng tự nhận thức 22,4 66,3 11,3 0,0 31,8 49,1 10,9 8,2

3 Kỹ năng xác định giá trị 15,0 50,0 35,0 0,0 14,5 46,4 36,4 2,7

4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 68,7 28,8 2,5 0,0 10,8 68,2 15,5 5,5

5 Kỹ năng hợp tác 92,5 7,5 0,0 0,0 84,5 10,0 5,5 0,0 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 40,0 52,5 7,5 0,0 23,6 42,7 27,3 6,4 7 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 20,0 62,5 17,5 0,0 19,1 56,4 21,8 2,7 8 Kỹ năng đặt mục tiêu 18,7 77,5 3,8 0,0 20,9 50,0 29,1 0,0

9 Kỹ năng quản lý thời gian 80,0 10,0 10,0 0,0 75,5 13,6 10,9 0,0

10 Kỹ năng giải quyết mâu

thuẫn 90,0 10,0 0,0 0,0 23,6 41,3 36,1 0,0

Từ kết quả khảo sát (ở bảng 2.5) cho thấy, tất cả 10 KNS đƣợc nêu ra đều đƣợc CBQL, GV và HS đánh giá rất cần thiết, cần thiết trên 65%. Điều này chứng tỏ việc GDKNS cho HS THCS là rất cần thiết. Nhóm kỹ năng đƣợc cho là rất cần thiết, với tỉ lệ rất cao trên 80% số phiếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quản lý thời gian. Qua đó, ta thấy rằng nhóm kỹ năng này đóng vai trị rất quan trọng đối với HS THCS. Tuy nhiên, nhiều kỹ năng cũng rất cần thiết, nhƣng do nhận thức của HS chƣa đầy đủ, nên có sự đánh giá chƣa cao một số kỹ năng khác... Điều đó cho thấy, HS cịn có thái độ chƣa đúng đắn, dựa dẫm vào bạn bè, thiếu tự chủ, chƣa có ý thức cao trong việc xác định giá trị cho bản thân, mặt khác HS chƣa thấy đƣợc sự cần thiết phải tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của ngƣời khác, chƣa quan tâm đến kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… để đạt hiệu quả cao trong cơng việc. Đó cũng là nguyên

48

nhân của tình trạng HS bị căng thẳng, bạo lực học đƣờng, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực... vẫn có xu hƣớng gia tăng, trong lúc nhà trƣờng, gia đình và xã hội cịn chƣa quan tâm đúng mức.

Để có cái nhìn khách quan hơn về mức độ hiểu biết của HS đối với các KNS nêu trên, cần có sự so sánh tƣơng quan giữa đánh giá của HS với đánh giá của CBQL, GV về cơ bản ý kiến của HS và CBQL, GV gần nhƣ có sự tƣơng đồng về các KNS cần GD cho HS. Tuy nhiên, ở một số kỹ năng nhận thức của GV thì rất cần thiết nhƣng HS lại ghi nhận ở mức độ thấp hơn. Điều đó cho thấy, vẫn có sự lệch pha nhất định trong nhận thức của GV và HS về KNS cần đƣợc giải quyết.

Vì vậy, nhà quản lý GD cần quan tâm đến việc GD các KNS trên cho HS và đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của từng kỹ năng. Từ đó, cần có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS THCS một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)