Quản lý công tác GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.5. Quản lý công tác GDKNS

Quản lý công tác GDKNS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đƣa công tác GDKNS đến một kết quả mong muốn. Thực chất quản lý cơng tác GDKNS là q trình tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đối với các thành tố tham gia vào quá trình công tác GDKNS, để KNS vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của quá trình GD. Do vậy, quản lý cơng tác GDKNS là hoạt động điều hành để GDKNS đạt hiệu quả cao nhất bao gồm các bƣớc sau đây:

* Lập kế hoạch quản lý công tác GDKNS

Ngƣời quản lý chỉ đạo công tác GDKNS thông qua công tác xây dựng kế hoạch GD. Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu đƣợc trong quản lý bất kỳ một cơng tác nào của lãnh đạo nhà trƣờng. Có xây dựng kế hoạch, ngƣời hiệu trƣởng mới xác định đƣợc mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt... tránh trƣờng hợp đƣợc chăng

16

Để việc xây dựng kế hoạch GD tốt, ngƣời hiệu trƣởng phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của HS, đội ngũ GV, địa phƣơng, từ đó vạch ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm bắt tình hình thực tế đội ngũ GV và HS phải bao gồm tình hình có tính chất thƣờng xun, lâu dài, phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, tình hình cá biệt, có thể ảnh hƣởng tiêu cực ít nhiều đối với tập thể HS.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch

Tổ chức thực hiện kế hoạch: xác định cơ cấu bộ máy nhân sự, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân; quy định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm cho từng ngƣời, từng bộ phận; tiếp nhận và phân phối các nguồn lực; xác lập sự phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân.

Chỉ đạo điều hành: là sự theo dõi, huy động mọi lực lƣợng, can thiệp, điều hành của ngƣời quản lý vào quá trình thực hiện kế hoạch GDKNS nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra trong nền nếp, kỷ cƣơng. Ngƣời quản lý thực hiện việc chỉ huy ra lệnh, động viên, khuyến khích, giám sát…, điều chỉnh phù hợp.

* Công tác kiểm tra, đánh giá

Chức năng này diễn ra ở mọi giai đoạn của quá trình quản lý, đặc biệt tập trung hơn ở giai đoạn cuối cùng. Ngƣời quản lý thực hiện các công việc: theo dõi, đánh giá tiến độ, tốc độ của q trình thực hiện cơng tác GDKNS so với kế hoạch, xác định mức độ đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra, phát hiện những sai sót cũng nhƣ các nguyên nhân xảy ra sai sót, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn cần tiếp tục giải quyết, rút ra kinh nghiệm để thực hiện quá trình quản lý tiếp theo.

* Tổ chức các điều kiện hỗ trợ thực hiện công tác quản lý GDKNS

Một việc làm không kém phần quan trọng của việc quản lý cơng tác GDKNS đó là tạo những điều kiện, phƣơng tiện cần thiết để thực hiện những yêu cầu, những thao tác, kỹ năng, hành vi do nhà trƣờng đề ra cho các em, tránh việc nhà trƣờng chỉ biết yêu cầu này đến yêu cầu khác mà không xây dựng, không tạo điều kiện, phƣơng tiện để thực hiện những yêu cầu đó.

Xây dựng mơi trƣờng GD tốt để GD HS: Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc GD HS đó là mơi trƣờng sƣ phạm, phong cách sinh hoạt của nhà trƣờng, biểu hiện ở những nền nếp tốt nhƣ trật tự, vệ sinh, ngăn nắp,

17

nghiêm túc; có dƣ luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán những quan điểm sai lầm, lạc hậu; có phong trào thi đua sơi nổi và đúng thực chất; có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trƣờng nhƣ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò với nhau.

Xây dựng mối quan hệ phải thực sự chuẩn mực, hài hịa: “Kỷ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm”. Với bầu khơng khí nhƣ vậy, sẽ có tác dụng hết sức tích cực đến việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập, các mối quan hệ, trong giao tiếp ứng xử và góp phần hình thành nên các phẩm chất đạo đức tốt cho các em.

Cuối cùng, nhà trƣờng cần huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) cả về vật chất lẫn tinh thần trong công tác GDKNS cho các em.

* Tổ chức các lực lượng tham gia công tác GDKNS cho HS

Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức, xây dựng các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để GDKNS cho HS. Một đặc điểm quan trọng của công tác GD HS là GD thông qua nêu gƣơng, có tính thuyết phục cao. Cơng tác GD cho HS là công việc và trách nhiệm của mỗi GV và của toàn bộ các thành viên trong nhà trƣờng. Hơn ai hết, lực lƣợng GV có vai trị quan trọng trong việc GD, tổ chức, rèn luyện KNS cho HS trong môi trƣờng sƣ phạm. Các thầy cô không chỉ là “chất xúc tác” tạo nên hiệu ứng dây chuyền trong GDKNS, mà còn là tấm gƣơng để các em soi rọi trong quá trình rèn luyện và tu dƣỡng. Mỗi nhà giáo là một “kỹ sƣ tâm hồn” sẽ thiết kế nên những cơng trình GD, lên chƣơng trình và hoạch định công tác GDKNS cho HS bằng việc khai thác nội dung của một số mơn học có ƣu thế nhƣ mơn giáo dục cơng dân, các môn khoa học - xã hội... hoặc khai thác thế mạnh của HĐGDNGLL để thực hiện GDKNS cho HS. GDKNS phải thơng qua hoạt động vì chỉ có thơng qua hoạt động mới có thể hình thành kỹ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng nhƣ sự năng động, sáng tạo ở HS. Bên cạnh đó, những phong trào thi đua, khen thƣởng chính là nguồn động lực khơng bao giờ cạn giúp các em có thêm niềm tin và nghị lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện KNS. Tác phong chuẩn mực, hết lòng thƣơng yêu HS của mỗi GV là tác nhân tích cực trong GDKNS.

18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)